Đường sắt tăng chuyến, miễn xét nghiệm cho khách từ vùng cấp độ dịch 1,2,3

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/10/2021 | 10:01:08 AM

Từ 21/10, đường sắt tăng tàu khách trên các tuyến, chỉ hành khách đi từ cấp độ dịch 4 (vùng đỏ) mới phải xét nghiệm.

Từ 21/10, hành khách đi từ địa bàn cấp độ dịch 4 (màu đỏ) phải xét nghiệm COVID-19 bắt buộc
Bộ GTVT ban hành hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 có hiệu lực kể từ ngày mai 21/10.

Theo hướng dẫn mới, việc phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ. Việc xét nghiệm thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800 của Bộ Y tế. 

Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3. Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ. Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh âm tính có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu.

Hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4: phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu. 

Hành khách đi tàu đến từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4 được bố trí vận chuyển bằng toa xe riêng. Khi xuống tàu, ra ga phải có lối đi riêng hoặc tách nhóm với hành khách đi tàu từ địa phương/khu vực có nguy cơ thấp hơn để hạn chế tiếp xúc.

Kết thúc chuyến đi, hành khách xuống tàu phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên phục vụ trên tàu; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định của Bộ Y tế và của từng địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương...

Hành khách đi từ khu vực cấp độ dịch là cấp 3 chỉ thực hiện xét nghiệm COVID-19 khi có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3.

Đối với hành khách đi từ các địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 1, cấp 2, thực hiện theo các quy định phòng dịch chung.

Ban lái máy (gồm: lái tàu, phụ lái tàu), tổ tàu (gồm: trưởng tàu và nhân viên công tác trên tàu) sẽ phải thực hiện xét nghiệm y tế ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện.

Về phương án chạy tàu từ ngày 21/10, trên tuyến Hà Nội - TPHCM chạy tối đa không quá 4 đôi tàu/ngày đêm từ Hà Nội đi TPHCM.

Trên khu đoạn Hà Nội - Vinh chạy 1 đôi tàu/ ngày đêm; Khu đoạn Sài Gòn - Đà Nẵng chạy 1 đôi tàu/ngày đêm. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy tối đa 3 đôi tàu/ngày đêm.

Các ga được phép đón, trả khách trên tuyến Hà Nội - TPHCM gồm 38 ga; Tuyến Hà Nội - Hải Phòng 7 ga.

Các ga được phép đón, trả khách trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng: Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái và Hải Phòng.

Các ga được phép đón, trả khách trên tuyến Hà Nội - TPHCM: Hà Nội, Giáp Bát, Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Minh Khôi, Chợ Sy, Vinh, Yên Trung, Hương Phố, Đồng Lê, Minh Lệ, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Trà Kiệu, Tam Kỳ, Núi Thành, Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bồng Sơn, Diêu Trì, La Hai, Tuy Hòa, Giã, Ninh Hòa, Nha Trang, Tháp Chàm, Sông Mao, Bình Thuận, Suối Kiết, Long Khánh, Biên Hòa, Dĩ An, Sài Gòn.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Áp thấp có thể phát triển gần miền Nam Philippines vào cuối tuần này.

Theo tin bão mới nhất, một vùng áp thấp có thể phát triển gần miền Nam Philippines vào cuối tuần này và mạnh lên thành bão khi đi vào Biển Đông.

Hiện trường vụ sạt lở ta luy dương ngày 10/6, tại thôn Đồng Quẻ, xã Minh An khiến 1 người tử vong.

Huyện Văn Chấn có địa bàn rộng, nhiều đồi núi, khe suối, độ dốc cao, dân cư không tập trung nên nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá luôn thường trực, nhất là mùa mưa bão.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát lại các phương án để sẵn sàng ứng phó với diễn biến mưa lũ phức tạp có thể xảy ra trong những ngày tới; đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đảm bảo an toàn dân cư tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở đất. Tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung...

Mưa lũ những ngày qua đã làm tuyến đường đi vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) sạt lở hư hỏng, gây chia cắt.

Một số tỉnh miền Trung vừa trải qua đợt mưa lũ dài ngày, tại các vùng đồi núi đất đá đã bão hòa nước, nguy cơ trượt lở đất đá ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục