Tập trung ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/9/2022 | 4:56:26 PM

Ngày 29/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có Công điện số 30/CĐ-QG đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công điện nêu rõ: Từ đêm 28-29/9, các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đã có mưa lớn từ 150-300mm, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại Nghệ An đã có 3 người chết, mất tích do đi qua ngầm tràn và đánh bắt cá ở khu vực nước ngập sâu.

Dự báo, từ ngày 29-30/9, tiếp tục có mưa lớn tại các tỉnh, lũ thượng lưu sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố lên mức báo động 2- báo động 3 và trên báo động 3, các sông khác ở Thanh Hóa, Nghệ An lên báo động 1 và trên báo động 1. Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh và các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện một số nội dung:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, bằng mọi hình thức thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh; tổ chức sơ tán người dân khỏi vùng nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; tuyên truyền để người dân không đánh bắt cá, vớt gỗ và các hoạt động ở các khu vực nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Kiểm tra, rà soát, bảo đảm an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết, bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều.

Vận hành công trình tiêu úng, bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp và các khu vực đô thị, vùng trũng thấp.

Chỉ đạo cơ quan truyền thông, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Thường xuyên báo cáo về thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
(Theo NDO)

Các tin khác
Chính quyền và người dân các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Văn Yên cần nêu cao tinh thần phòng, chống lũ quét khi nước ở các sông, suối dâng cao. (Ảnh: minh họa)

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái vừa phát đi cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các huyện: Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Văn Yên.

Lực lượng vũ trang hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 4 dựng lại nhà cửa.

Báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, đến sáng nay (29/9), bão số 4 tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định và 2 tỉnh Kon Tum, Gia Lai làm 60 người bị thương, hơn 3.360 ngôi nhà bị sập và tốc mái.

Một điểm lở núi tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, sáng 29/9.

Vạt núi bên quốc lộ 8A, đoạn qua xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, bị sạt lở, hơn 8.000 m3 đất đá tràn xuống đường khiến giao thông ngưng trệ, sáng 29/9.

Trường THCS Quế Mỹ 1, xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) bị tốc mái, hư hỏng nặng được khẩn trương sửa chữa để đua vào sử dụng trong vài ngày tới.

Nhằm hỗ trợ người dân tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 4, ngày 28/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) quyết định triển khai ngay một số chính sách viễn thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục