Sáng nay, Hà Nội động đất 4 độ richter, nhiều nơi rung lắc

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/3/2024 | 9:17:55 AM

Trận động đất có độ lớn 4.0 độ richter vừa xảy ra ở thành phố Hà Nội sáng nay (25/3) gây rung lắc nhẹ, người dân trong khu vực tâm chấn có thể cảm nhận rõ rung lắc.

Động đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảmĐộng đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảm
Động đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảmĐộng đất liên tiếp ở Kon Tum chưa có dấu hiệu giảm

Nhiều ngày gần đây, số trận động đất ở Kon Tum không có dấu hiệu giảm. Sáng nay (18/3), tại đây lại xuất hiện thêm 2 trận động đất liên tiếp, nối dài số trận động đất nhiều kỷ lục tại huyện miền núi Kon Plông.

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi thông báo động đất ở Hà Nội. Theo đó, vào lúc 8 giờ 5 phút 35 giây sáng nay, một trận động đất có độ lớn 4.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 16km đã xảy ra tại vị trí thuộc huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Người dân sống trong khu vực tâm chấn có thể cảm nhận được rung lắc nhẹ từ trận động đất này. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Anh Lê Việt Thắng, nhân viên văn phòng một tòa nhà cao tầng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, vào khoảng đầu giờ sáng nay, khi các nhân viên công ty anh làm việc đang chuẩn bị bắt đầu công việc thì cảm nhận rõ rung lắc giống như động đất. Mọi người hỏi nhau có chuyện gì, vì nhiều người cảm nhận rõ rung lắc này. Tuy nhiên rung lắc này đi qua rất nhanh, chỉ khoảng 2-3 giây và không gây đổ vỡ đồ đạc hay thiệt hại gì,

PGS.TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa Vật lý ứng dụng cho biết, thành phố Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy, nơi đã từng xảy ra các trận động đất có độ lớn từ 5,1-5,5 độ richter. Thông thường, chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,3 độ richter ở thành phố Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây hơn 700 năm (1285).

PGS.TS Cao Đình Triều lưu ý Hà Nội là vùng có nền đất không tốt nên động đất cấp 8 cũng có nguy cơ. Lý do bởi nếu động đất xảy ra ở vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy (đới động đất này đi qua thành phố Hà Nội) với số liệu tối đa ghi nhận được bằng trạm quan trắc ở cấp độ 6, thì khả năng tác động trong tự nhiên cũng có thể lên tới cấp độ 8. Do vậy trong xây dựng,  Hà Nội cần để ý hơn tới câu chuyện kháng chấn đối với các công trình, nhất là đối với công trình dân sinh (như chung cư cao tầng,…) để đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, ảnh hưởng tới người dân.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Đặc biệt, từ nay cho đến tháng 6, Bắc Bộ xuất hiện các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá, có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm.

Một dòng chảy trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ cạn trơ đáy do lâu ngày không có mưa và việc duy trì dòng chảy tối thiểu của các nhà máy thủy điện không đảm bảo

Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Một số xã, phường của thị xã đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Tối 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công văn số 154/VPTT đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn về người trong hoạt động giao thông thủy trong mùa mưa bão.

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng sớm khắc phục hậu quả thiên tai

Mưa to kèm dông lốc xảy ra ngày và đêm 24/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 133 nhà bị tốc mái cùng một số thiệt hại về sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục