Kỷ lục nhiệt độ toàn cầu tiếp tục bị phá vỡ

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2024 | 3:23:24 PM

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử.

Hồ chứa San Rafael ở La Calera, Colombia trơ đáy, nứt nẻ do hạn hán khắc nghiệt, ngày 8/4/2024.
Hồ chứa San Rafael ở La Calera, Colombia trơ đáy, nứt nẻ do hạn hán khắc nghiệt, ngày 8/4/2024.

Theo bản tin hằng tháng mới nhất của Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), mỗi tháng trong 10 tháng vừa qua đều được xếp hạng là tháng nóng nhất so với các tháng tương ứng những năm trước.

Trong đó, giai đoạn 12 tháng, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, được xác định là khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận trên hành tinh, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900.

"Xu hướng dài hạn của các kỷ lục nhiệt độ khiến chúng tôi rất lo ngại. Việc nhiệt độ lập kỷ lục từ tháng này qua tháng khác thực sự cho thấy, khí hậu của chúng ta đang thay đổi một cách nhanh chóng”, Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess cho biết.

C3S bắt đầu thu thập dữ liệu về nhiệt độ toàn cầu từ năm 1940. Dựa trên bộ dữ liệu này, các nhà khoa học đã kiểm tra chéo với các dữ liệu khác, qua đó xác nhận tháng 3/2024 là tháng 3 nóng nhất kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Cũng theo cơ quan này, năm 2023 là năm nóng nhất trong số những kỷ lục nhiệt độ toàn cầu được ghi nhận kể từ năm 1850.

Những tháng đầu năm 2024, thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ cao kỷ lục đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Hạn hán do biến đổi khí hậu ở vùng rừng nhiệt đới Amazon khiến Venezuela hứng chịu số vụ cháy rừng cao kỷ lục từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay.

Theo dữ liệu liệu quan sát từ vệ tinh, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận hơn 30.200 điểm cháy trong giai đoạn nói trên, bao gồm cả các vụ cháy ở Amazon cũng như các khu rừng và đồng cỏ khác của đất nước.

Trong khi đó, hạn hán ở Nam Phi tàn phá mùa màng và đẩy hàng triệu người vào tình cảnh đối mặt với nạn đói.

Các nhà khoa học mới đây cũng cảnh báo, thế giới đang đứng trước nguy cơ chứng kiến hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư, có thể khiến nhiều rạn san hô nhiệt đới chết, trong đó có cả các phần của Rạn san hô Great Barrier ở Australia.

Nguyên nhân chính được các nhà khoa học chỉ ra là do nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục trong thời gian dài trước tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.
(Theo NDO)

Các tin khác
(Ảnh: NOAA)

Đợt El Nino 2023 - 2024 ngày càng có nhiều khả năng được ghi nhận là mức kỷ lục và nằm trong số những đợt El Nino mạnh nhất kể từ năm 1950.

Lục Yên là địa phương liên tiếp 2 đợt thiệt hại do mưa to kèm dông lốc chỉ trong 3 ngày, từ 17-20/4 vừa qua.

Từ đêm 30/4 đến ngày 1/5 ở khu vực Bắc Bộ,trong đó có tỉnh Yên Bái có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cần chủ động đề phòng.

Đám cháy rừng tại xã Púng Luông, Mù Cang Chải

Chiều qua (29/4), một đám cháy bất ngờ bùng lên ở khu vực rừng thông xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Tâm chấn trận động đất chiều nay ở Tuyên Quang. (Ảnh: TPO)

Chiều 27/4, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin về trận động đất có độ lớn 4.0 đã xảy ra tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục