Trạm Tấu tăng cường "4 tại chỗ" phòng, chống thiên tai

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2024 | 7:59:12 AM

YênBái - Cùng với huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, ở những vùng dễ bị chia cắt, huyện chỉ đạo chính quyền địa phương quán triệt người dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dầu hỏa bảo đảm từ 10 ngày trở lên, để tránh tình trạng thiếu đói và dịch bệnh...

Huyện Trạm Tấu diễn tập ứng phó bão, lũ và tìm kiếm cứu nạn tại xã Phình Hồ.
Huyện Trạm Tấu diễn tập ứng phó bão, lũ và tìm kiếm cứu nạn tại xã Phình Hồ.


Trạm Tấu là xã vùng cao, địa hình khá phức tạp, phần lớn là đồi núi có độ dốc lớn, bị chia cắt bởi nhiều khe suối. Hằng năm, khi bước vào mùa mưa lũ, trên địa bàn xã thường xảy ra ngập úng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gió lốc, gió xoáy, dông sét... 

Năm 2023, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ đã làm nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, vùi lấp, hệ thống đường giao thông, công trình hạ tầng, trụ sở bị hư hỏng, hàng trăm héc - ta lúa, hoa màu bị vùi lấp… thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn xã xảy ra các đợt mưa dông, gió lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh làm 19 ngôi nhà của người dân bị hư hỏng. 

Xác định công tác  phòng, chống thiên tai (PCTT)  là nhiệm vụ quan trọng, xã đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống theo phương án và cấp độ thiên tai. 

Ông Tráng A Hồ - Chủ tịch UBND xã Trạm Tấu cho biết: Ngay từ đầu năm 2024, UBND xã đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN; rà soát các hộ dân nằm trong khu vực sung yếu, có phương án di dời kịp thời đảm bảo trước và sau mưa lũ. Khi có mưa bão đến, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã vận dụng phương châm "4 tại chỗ" theo kế hoạch đã xây dựng; bổ sung phương án di dời khẩn cấp, chi tiết tại các thôn và mỗi thôn dự kiến 3 - 4 hộ bố trí tại các điểm trường mần non thôn, kịp thời hướng dẫn đưa nhân dân đến khu vực sơ tán an toàn ổn định đời sống sau lũ bão. 

Cùng đó, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN xã tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, định kỳ để kịp thời có biện pháp  khắc phục  những tồn tại, hạn chế trong công tác (PCTT) - tìm kiếm cứu nạn (TKCN). 

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trạm Tấu, năm 2023, trên địa bàn huyện xảy ra 5 đợt gió lốc và mưa làm 117 nhà bị hư hỏng, nhiều công trình cầu, cống bi hư hỏng, nhiều tuyến đường giao thông bị ách tắc, nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại… ước tính thiệt hại do thiên tai trên 802 triệu đồng. 

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra một số đợt gió lốc, gió xoáy, mưa, dông làm 127 nhà bị tốc mái, hư hỏng 1 điểm trường tại xã Bản Công, 3 ha cây ngô bị gẫy đổ, ước tính thiệt hại trên 313 triệu đồng. 

Với mục đích giảm nhẹ thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, bảo đảm mọi hoạt động kinh tế và sản xuất không bị ngừng trệ, ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN; bố trí phương án di dời đến nơi ở mới, an toàn cho 147 hộ, 678 khẩu có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn các xã, thị trấn; tuyên truyền cho người dân đề phòng khi có mưa lớn xảy ra; đồng thời, bố trí lực lượng ứng trực tại các thôn sẵn sàng ứng phó khi có tình huống thiên tai. 

Cùng đó, huyện huy động lực lượng 12 trung đội dân quân của các xã, thị trấn, 1 trung đội dân quân cơ động huyện và 57 tổ dân quân tại chỗ của 57 thôn, tổ dân phố; các cơ quan, ban, ngành trong huyện từ 100 - 150 người; cán bộ, nhân dân các xã, thị trấn mỗi đơn vị tham gia 100 - 150 người; lực lượng xung kích cấp xã, thị trấn 984 người; 1 đại đội dự bị động viên của huyện tham gia khi có lệnh. Huyện cũng huy động thêm 77 xe, máy các loại để tham gia ứng cứu khi thiên tai xảy ra. 

Đặc biệt, ở những vùng dễ bị chia cắt, UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương quán triệt người dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dầu hỏa bảo đảm từ 10 ngày trở lên, để tránh tình trạng thiếu đói và dịch bệnh... 

Đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, huyện cũng đã có phương án để chống bão lũ và riêng các công trình xung yếu, huyện sẽ phân công trách nhiệm cho lực lượng cơ động trực 24/24 giờ trong thời gian xảy ra bão lũ… 

Đã bước vào mùa mưa bão, diễn biến thời tiết, đặc biệt là mưa lũ bất thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Song, với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống của các lực lượng trên địa bàn với phương châm "4 tại chỗ”, công tác PCTT - TKCN của huyện Trạm Tấu sẽ phát huy hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về tài sản và tính mạng của người dân.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: "UBND huyện đã xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro để chủ động ứng phó kịp thời; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp và nhân dân hiểu rõ diễn biến khó lường về thiên tai và cách phòng, tránh, chỉ đạo các địa phương vận động nhân dân có biện pháp chằng chống, gia cố nhà cửa, bảo vệ, thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch; xảy ra thiên tai ở  địa phương nào thì tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ, khắc phục nhanh chóng cho địa phương đó; đồng thời, huyện cũng thành lập Quỹ PCTT để huy động tối đa nguồn lực xã hội, sự đóng góp của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phục vụ công tác cứu trợ, hỗ trợ khắc phục, ứng phó, phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai”.

Thanh Tân

Tags Trạm Tấu phòng chống thiên tai PCTT TKCN 4 tại chỗ

Các tin khác
Chiều tối và đêm nay, miền Bắc có thể đón mưa dông.

Khoảng chiều tối và đêm nay (18/6), miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông đề phòng lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tỉnh Hà Giang huy động quân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ từ ngày 8/6 đến nay, mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về, gây ngập lụt, sạt lở, ùn tắc giao thông, thiệt hại nhiều công trình hạ tầng giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Lai Châu... Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành công điện gửi các địa phương yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với thiên tai.

Lực lượng cứu hộ và người dân tìm kiếm các nạn nhân trong đêm

Một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra rạng sáng nay (18/6) tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn khiến 4 người trong một gia đình tử vong.

Các lực lượng tham gia cùng người dân thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên khắc phục hậu quả sau lũ ống, bảo đảm giao thông đi lại an toàn.

Là xã vùng sâu của huyện Văn Yên, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi dốc cao, khe suối sâu, đầu nguồn xa… nên nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khi trời mưa gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Bởi vậy, công tác chủ động ứng phó, phòng ngừa thiên tai luôn được cấp ủy, chính quyền xã Phong Dụ Thượng đặc biệt chú trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục