Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo “siêu động đất”

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/8/2024 | 8:21:48 AM

Sáng 15-8, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ cảnh báo về nguy cơ xảy ra một trận “siêu động đất” dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của nước này.

Sân bay Miyazaki ở thành phố Miyazaki, tây nam Nhật Bản, gần Rãnh Nankai Trough.
Sân bay Miyazaki ở thành phố Miyazaki, tây nam Nhật Bản, gần Rãnh Nankai Trough.

Theo hãng thông tấn Kyodo, cảnh báo sẽ chính thức chấm dứt vào 17h cùng ngày (giờ địa phương).

Quyết định chấm dứt trạng thái khẩn cấp vốn đã kéo dài suốt một tuần được đưa ra sau khi Nhật Bản nhận thấy không còn hoạt động địa chấn đáng kể nào được ghi nhận xung quanh Rãnh Nankai, được cho là nơi có thể phát sinh siêu động đất.

Trước đó, cảnh báo về siêu động đất ở Rãnh Nankai được phát đi lần đầu tiên kể từ khi hệ thống giám sát được triển khai vào năm 2017, đã đặt chính quyền trung ương và các địa phương của Nhật Bản vào trạng thái khẩn trương chuẩn bị cho thảm họa và tạo ra những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ hè.

Nhật Bản, một quốc gia dễ bị động đất, từ lâu đã lo ngại khả năng cao xảy ra một trận động đất có cường độ từ 8 đến 9 độ richter dọc theo Rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới, với dự đoán một khu vực rộng lớn bị rung chuyển và sóng thần có thể nhấn chìm một số khu vực ven biển rộng lớn.

Chính phủ Nhật Bản ước tính, trong trường hợp xấu nhất, một trận động đất lớn ở Rãnh Nankai có thể dẫn đến thiệt hại hơn 200 nghìn tỷ yên (khoảng 1,36 nghìn tỷ USD).

Rãnh Nankai là một rãnh đáy đại dương chạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo Á-Âu và biển Philippines gặp nhau.

Thực tế, cảnh báo mới nhất cũng được đưa ra chỉ vài giờ sau khi một trận động đất M7.1 làm rung chuyển phía tây nam Nhật Bản vào ngày 8-8, với tâm chấn nằm ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Miyazaki, tức rìa phía tây của Rãnh Nankai.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Mưa lớn diễn ra liên tục trong những ngày qua khiến nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các khu vực đồi núi phía Bắc

Theo thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 13/8, thiên tai đã làm 113 người chết và mất tích ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải xảy ra hồi tháng 8/2023.

Trước diễn biến thời tiết cực đoan, bất thường, thiên tai khó lường, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động các phương án với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” để chủ động ứng phó.

12 giờ ngày 14/8, mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang. Ảnh tư liệu

Ngày 14/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 5997/CĐ-BNN-ĐĐ gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

Mưa lớn làm sạt ta tuy dương, vùi lấp và làm sập 2 gian nhà khiến gia đình anh Đặng Tòn Líu - thôn Khe Bành, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên phải di dời ngay trong đêm 30/7 vừa qua.

Từ đêm ngày 12 đến ngày 15/8/2024, tại Bắc Bộ có khả năng xuất hiện đợt mưa lớn, có nơi trên 400mm, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Thực hiện Công điện số 78/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước đã ký Công điện hỏa tốc số 09/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục