Hồ Bốn nâng cao cảnh giác với sự cố, thiên tai

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/8/2024 | 2:01:46 PM

YênBái - Rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử tháng 8/2023, cùng với tiếp tục khắc phục những thiệt hại còn tồn lại từ mùa lũ trước, xã Hồ Bốn đã chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, chủ động ứng phó với những sự cố thiên tai có thể xảy ra.

Nhân dân xã Hồ Bốn và các lực lượng dọn dẹp bùn đất sau trận lũ quét tháng 8/2023.
Nhân dân xã Hồ Bốn và các lực lượng dọn dẹp bùn đất sau trận lũ quét tháng 8/2023.

Xã vùng cao Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải có địa bàn rộng, địa hình phức tạp với nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn, dân cư ở không tập trung nên nguy cơ cao mất an toàn về người và tài sản khi có sự cố thiên tai cực đoan. Rút kinh nghiệm từ trận lũ lịch sử tháng 8/2023, cùng với tiếp tục khắc phục những thiệt hại còn tồn lại từ mùa lũ trước, xã Hồ Bốn đã chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, chủ động ứng phó với những sự cố thiên tai có thể xảy ra.

Ông Vừ A Lâu, bản Trống Là chia sẻ: "Gia đình tôi là một trong số các hộ thuộc diện nhà bị sập trôi hoàn toàn trong trận lũ lịch sử ngày 5/8/2023. Kinh tế gia đình từ chỗ thuộc diện hộ khá giả bỗng chốc trở về con số không. Song, sự quan tâm của các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân, nhà hảo tâm và nhân dân trong bản, anh em, bạn bè ủng hộ, giúp đỡ về tiền mặt cùng nhiều vật chất khác đã giúp gia đình tôi làm lại được nhà tại khu tái định cư mới của xã để ở bảo đảm an toàn, ổn định lại cuộc sống. 

Cùng với tiếp tục khắc phục những hậu quả do trận lũ gây ra năm trước như san gạt lại ruộng để cấy, vườn để trồng, trả các khoản nợ trong quá trình làm nhà cửa đã vay mượn, gia đình tôi đã chủ động kè lại nhà cửa, sân vườn thật chắc chắn trước mùa mưa bão năm nay để hạn chế  thấp nhất thiệt hại do mưa lũ”.


Cùng với nguy cơ lũ ống, lũ quét thì một số bản như Trống Gầu Bua, Háng Đề Chu, Trống Trở của xã Hồ Bốn còn có nguy cơ sạt lở ta luy, nhất là ta luy của các tuyến đường giao thông liên thôn, đường nối từ trung tâm xã về các bản... 

Ông Sùng A Sang, bản Háng Đề Chu chia sẻ: "Do nhà tôi ở cách xa trung tâm xã cũng như nơi làm ruộng, làm nương nên dọc các tuyến đường đi làm ruộng hoặc đi ra xã mua vật tư nông nghiệp, đưa con đi học còn nhiều đoạn ta luy cao, nguy cơ sạt lở khi trời mưa to. Nhớ bài học từ những thiệt hại nặng nề, khó lường do thiên tai gây ra trong năm 2023, bản thân tôi luôn tự cảnh giác và nhắc nhở vợ con đi làm, đi chợ phải để ý thời tiết, chủ động về sớm; nếu thấy trời sắp mưa, hạn chế đi lại qua suối khi có lũ, qua các cung đường nguy hiểm, phòng nguy cơ sạt lở, tắc đường gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản, nhất là vào ban đêm”.


Các hộ dân ở địa bàn có nguy cơ lũ quét đã được di dời về ở khu tái định cư bản Trống Là đảm bảo an toàn.

Cùng với chủ động tuyên truyền nhân dân nâng cao cảnh giác trước thiên tai, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng đã khảo sát, kiểm tra dự báo các khu vực trọng yếu, khả năng cao xảy ra sự cố khi có mưa bão để khuyến cáo nhân dân nâng cao cảnh giác. 

Ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn cho biết: "Xã đã rà soát các điểm trọng yếu trên địa bàn có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, ngập úng như tại bản Trống Là, khu trung tâm xã và bản Háng Á hay những nơi có nguy cơ sạt lở ta luy như dọc quốc lộ 32 và các tuyến đường liên thôn về các bản Trống Gầu Bua, Háng Đề Chu, Trống Trở và Háng Á... Từ đó, chỉ đạo các bản nhắc nhở, cảnh báo nhân dân nâng cao cảnh giác khi trời mưa to”. 

Đồng thời, rà soát các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai từ năm trước; xây dựng phương án, kịch bản sẵn cho các tình huống thiên tai có thể xảy ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới; đảm bảo công tác dự báo kịp thời, chuẩn xác hơn để người dân chủ động cảnh giác phòng ngừa hiệu quả theo phương châm phòng tránh là chính.

 Châu Á

Tags Hồ Bốn thiên tai

Các tin khác
Từ chiều tối nay, nhiều khu vực trên cả nước mưa dông.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 20/8, vùng núi. trung du Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Bên cạnh đó, Nam Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa.

Nhân dân thôn Nậm Kịp giúp hộ dân bị ảnh hưởng mưa lũ lợp lại mái nhà do ảnh hưởng của dông lốc.

Với địa hình phức tạp, nhiều khe suối, vực sâu, lại là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, hàng năm, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn hứng chịu nhiều đợt thiên tai như mưa lũ, giông lốc, sạt lở đất. Tuy nhiên xã đã chủ động triển khai các phương án phòng chống để hạn chế thấp nhất những thiệt hại.

Một số khu vực trên địa bàn các xã Tân Lĩnh, Tô Mậu, Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bị ngập nặng do đợt mưa lớn và việc xả lũ của một số nhà máy thuỷ điện đầu nguồn sông Chảy đầu tháng 8.

Từ đêm 20-22/8/2024, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 200mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Chủ động phòng chống nguy cơ lũ quét tại Yên Bái. (Ảnh minh họa)

Trung tâm Nghiên cứu địa tin học GIRC vừa phát đi thông báo cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những giờ tiếp theo. Trước đó, ngày 19/8, trên địa bàn huyện Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ đã có mưa vừa, mưa to.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục