Đến 6h ngày 13/9: Yên Bái tăng thiệt hại nhà ở, diện tích cây trồng, công trình thủy lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/9/2024 | 7:13:20 AM

YênBái - Tính đến 6h sáng 13/9, toàn tỉnh Yên Bái vẫn giữ nguyên số 50 người chết và mất tích và 30 người bị thương; thiệt hại 23.389 nhà ở (sập đổ hoàn toàn 167 nhà), 5.393 ha cây trồng. Đang khẩn trương dọn vệ sinh bùn đất, phun thanh khiết môi trường tại các nơi nước rút. Sơ bộ ước thiệt hại 1.240 tỉ đồng.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh thăm hỏi, động viên và trao kinh phí hỗ trợ cho gia đình bị thiệt hại tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh thăm hỏi, động viên và trao kinh phí hỗ trợ cho gia đình bị thiệt hại tại xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên.

Thiệt hại ước 1.240 tỉ đồng

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) các huyện, thị xã, thành phố, đến 6h sáng 13/9, toàn tỉnh Yên Bái  giữ nguyên số 50 người chết và mất tích trong đó: chết do sạt lở đất: 47 người (thành phố Yên Bái 20 người; Trấn Yên 3 người; Lục Yên 13 người; Văn Chấn 2 người; Văn Yên 9 người); chết do ngập lũ: 02 (Trấn Yên 01 người; TP Yên Bái 01 người); mất tích: 1 người ( ở huyện Lục Yên ). Bị thương là 30 người (thành phố Yên Bái 5 người, Lục Yên 9 người, Văn Yên 11 người, Yên Bình 1 người, Văn Chấn 1, Trấn Yên 3).

Thiệt hại 23.389 nhà ở, trong đó: sập đổ hoàn toàn 167 nhà. hư hỏng nặng 195 nhà; di dời khẩn cấp 105 nhà; sạt lở, ta luy ảnh hưởng : 1.173 nhà; còn lại là tốc mái.  Nhà bị ngập nước: 21.451 nhà. (Đây là số nhà bị ngập nước, hiện nay nước đã rút không bị ngập nữa mà bị ảnh hưởng hỏng tài sản, bùn rác trong nhà).

Thiệt hại về nông nghiệp: Tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại, ảnh hưởng: 5.393  ha, trong đó: lúa  3.358 ha; ngô, rau màu 1.020 ha, cây công nghiệ (cây dâu)  871 ha; cây lâm nghiệp 138,9 ha. Chết trên 122.602 con gia cầm, 426 gia súc. Diện tích nuôi cá truyền thống bị lũ tràn qua và vỡ bờ là 335,78 ha và một số thiệt hại khác.

Về giao thông:
 
Về đường quốc lộ: tuyến quốc lộ 32 sạt lở taluy dương 170 điểm sạt, khối lượng 18.271 m3; Quốc lộ 37 là 15 vị trí. 

Các tuyến quốc lộ 32C, 2D  ngập úng cục bộ nhiều vị trí, nước ngập giảm dần song phụ thuộc vào mức nước rút của sông, hồ.

Các đường tỉnh: Yên Bái - Khe Sang; An Bình - Lâm Giang, Mậu A - Tân Nguyên (ĐT 165), Yên Thế - Vĩnh Kiên (ĐT.170), Khánh Hoà -Minh Xuân (ĐT.171), Hợp Minh - Mỵ, Đại Lịch - Minh An, Văn Chấn - Trạm Tấu (ĐT.174), Mường La - Mù Cang Chải (ĐT.175B), Âu Cơ, Nguyễn Tất Thành, Minh Bảo - Đại Đồng, Sơn Thịnh - Suối Giàng đều có các vị trí sạt ta luy, thậm chí sụt lún, đứt gãy mặt đường.

Về thủy lợi, toàn tỉnh có 179 công trình thủy lợi  bị thiệt hại. Kè bờ suối Thia sạt lở 40m và vẫn tiếp tục nguy cơ cao sạt lở đê, kè tại địa phận thôn Nậm To, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ.

Tràn và vỡ các tuyến đê trên địa bàn huyện Trấn Yên: vỡ các đê: Cát Vân, Đê ông Lộc, đê ông Thành thị trấn Cổ Phúc; đê Liên Hiệp xã Minh Quân; đê Hồng Thái xã Nga Quán (70m); đê Phú Thọ xã Việt Thành (60m);  tràn các đê: Cầu Đất thị trấn Cổ Phúc; Lan Đình xã Việt Thành.

Hỏng 16 công trình cấp nước tập trung, làm ảnh hưởng 820 hộ; 32.235 hộ gia đình bị ảnh hưởng nguồn nước (trong đó có 22.470 hộ trong trung tâm thành phố Yên Bái sử dụng nước sạch đô thị bị ảnh hưởng). Thành phố Yên Bái đã khắc phục nguồn nước máy. Các hộ nước lũ đã rút đã có thể sử dụng nước. Các hộ nước chưa rút chưa tiếp cận sử dụng nước (còn khoảng 70% số hộ chưa được tiếp cận nguồn nước sạch). Các địa phương khác chưa được khắc phục. 

Thiệt hại nhiều cơ sở vật chất của Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu và hiện đang khắc phục. 19 trạm y tế bị ngập.

Ngập lụt 22 trường (TP Yên Bái 17; huyện Lục Yên 03; huyện Văn Yên 01). Sạt ta luy, đổ tường rào, nứt công trình tại 59 trường, điểm trường. Ngày 12/9, toàn tỉnh có 409 trường từ mầm non đến phổ thông cho học sinh nghỉ học.

Nhiều thiệt hại khác về công trình thủy điện, thủy lợi, hạ tầng viễn thông; trong đó có sạt lở taluy âm chân cột ăngten phát sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái với khối lượng khoảng 100 m3.

Ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 1.240 tỷ đồng.

Thời tiết

Bão số 3 (YAGY) sau khi vào đất liền đã gây ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, gây gió mạnh, mưa lớn; hoàn lưu bão gây mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc bộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Tại tỉnh Yên Bái, do chịu ảnh hưởng của bão số 3, sau chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ nối với vùng áp thấp (suy yếu từ cơn bão số 3 di chuyển sang phía Tây), nên các khu vực trong tỉnh Yên Bái từ đêm 6 - 11/9 có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 11/9 phố biển từ 100 – 500mm, một số nơi cao hơn 500mm như: An Phủ 703,0mm; Phúc Lợi 691,0mm; Tân Phượng 679,8; Tả Si Láng 640,4mm; Khánh Hòa 615,8mm; Lũng Hà 613,6mm; Minh Bảo 613,0; Bảo Ái 611,4mm; Liễu Đô 606,0mm, Phình Hồ 589.0mm; Phan Thanh 588,2mm, Phường Yên Ninh 581,8mm; Trung Tâm 560,8mm; Minh Tiến 560,0mm; Yên Bình 550,6mm; Khánh Thiện 532,2mm.

 Thuỷ văn

Trên hệ thống sông suối trong tỉnh xuất hiện đã xuất hiện một đợt lũ đặc biệt lớn, với biên độ lũ lên từ 2,31 - 9,97m. Đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái đạt mức 35,73m (trên BĐ3: 3,73m), xuất hiện lúc 17h/10/9, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) là 1,31m, hiện đang xuống nhanh, trên  Ngòi Hút là 54,56m (trên BĐ3: 0,06m), xuất hiện lúc 22h/08/9; sông Ngòi Thia là 46,20m (dưới BĐ3: 0,30m), xuất hiện lúc 08h/08/9, sông Nậm Kim là 939,40m (dưới BĐ2: 0,10m), xuất hiện lúc 22h/08/9; lũ sông Cháy hiện ở mức cao lịch sử do điều tiết xả lũ của thủy điện Thác Bà, mực nước cao nhất ở hạ lưu là 29,05m (trên BĐ3: 7,05m) xuất hiện lúc 19h ngày 11/9, mực nước cao nhất ở thượng lưu tại thời điểm từ 5h-9h sáng ngày 11/9/2024 đạt đỉnh 59.84m, trên mực nước tần xuất P = 0.1% = 59.65 (0.19 m).

Lúc 17h ngày 12/9, mực nước sông Thao tại Yên Bái là 31.41m (trên BĐ2: 0,41m; Sông chảy tại Thác Bà, mực nước ở thượng lưu là 59.27m; mực nước ở Trạm thủy văn Thác Bà là 28,49m (trên BD3: 6.49m).

Công tác chỉ đạo, ứng phó khắc phục thiệt hại

Về phía Trung ương

 Ngày 08/9/2024, đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Bùi Thanh Sơn Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn đã đến huyện Yên Bình đề kiểm tra, thị sát, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của lũ lụt và đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Ngày 9/9/2024, đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc Phòng do Thượng tưởng Huỳnh Chiến Thắng. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại huyện Yên Bình. Cùng đi có đồng chí Trung tướng Phạm Hồng Chương, Tư lệnh Quân khu 2.

Ngày 10/9/2024, đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Lê Thành Long - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Yên Bái đề kiểm tra, thị sát, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của lũ lụt và đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Ngày 12/9/2024, đoàn công tác của Chính phủ do đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị Thủ tướng Chính phủ, làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Yên Bái để kiểm tra, thị sát, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của lũ lụt và đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các hộ dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Về phía tỉnh Yên Bái

Ngay sau khi xảy ra lũ, ngập lụt, sạt lở đất tại các huyện thị xã, thành phố, ác đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đồng chí Chủ tịch, các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các ngành đã kịp thời có mặt tại vùng lũ để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quả của thiên tai.

 Các địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ để di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm kiếm người mất tích và khắc phục hậu quả thiên tai. Trước đó, Tỉnh ủy đã có Công văn số 2083- CV/TU ngày 05/9/2024; Ủy ban nhân dân tỉnh có Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024; Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 07/9/2024; Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 09/9/2024 về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do hoàn lưu bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCH về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024. Chỉ đạo tăng cường thường xuyên công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến và tính chất phức tạp của Bão số 3 để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm và thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, ứng phó khẩn cấp với cơn bão, tuyệt đối không để tư tưởng chủ quan, lơ là.

Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí lực lượng, địa điểm tiếp nhận các nguồn kinh phí, nhu yếu phẩm được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ, hỗ trợ.

Thành lập các đoàn công tác của tỉnh do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, trực tiếp xuống địa bàn để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương, các lực lượng có liên quan triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.

Công tác khắc phục thiệt hại

Toàn tỉnh đã huy động 31.289 người (bộ đội 1.444 người; công an người; dân quân 2.730 người và lực lưọng khác 26.504 người) để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; huy động phương tiện của Công ty quản lý đường bộ và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn (129 máy xúc, 4 máy ủi; 322 ô tô; 3 xuồng máy; 24 thuyền máy; thuyền nan; 38 máy phát điện; 8 máy cưa xăng….) tập trung hót đất, đá sạt lở để đảm bảo thông các tuyến đường và hót đất đá bồi lấp, vệ sinh môi trường.
 
Về tìm kiếm nạn nhân bị chết do sạt lở đất: Ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND các huyện, thành phố đã chỉ đạo các lực lượng Công an, quân sự phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường bị sạt lở, thiệt hại về người huy động lực lượng, phương tiện xuống hiện trường thực hiện công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời hỗ trợ gia đình di dời tạm thời người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở để đảm bảo an toàn, chủ động hỗ trợ kinh phí cho gia đình có người bị chết 25.000.000 đồng/người; gia đình có người bị thương 5.000.000 đồng/người.

Công tác di dời các hộ bị ảnh hưởng và rà soát các hộ phải di dời: Đối với 167 nhà bị sập đổ hoàn toàn đã di dời và bố trí chỗ ở tạm thời về nhà người thân;

Đối với 13.954 hộ phải di dời người và tài sản đã bố trí chỗ ở tạm thời cho các hộ gia đình tại các nhà văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân xã và xen ghép vào các hộ gia đình không bị ảnh hưởng. Hiện tại có 8.315 hộ quay về nhà sau khi nước rút và giảm nguy cơ sạt lở (Trấn Yên 4.048 hộ; Lục Yên 1.196 hộ; Yên Bình 3.071 hộ).

Công tác đảm bảo an sinh xã hội

Toàn tỉnh đã tổ chức, bố trí lực lượng y, bác sỹ và chuẩn bị thuốc men để khám và chữa bệnh cho nhân dân nơi sơ tán và tại chỗ. Bố trí nơi ăn, ở tạm thời và cung cấp những vật dụng thiết yếu cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định cuộc sống. Tiếp tục rà soát, tìm kiếm quỹ đất để bố trí làm nơi ở mới cho các hộ dân có nhà bị lũ cuốn trôi, sập hoàn toàn; nhà phải di dời khẩn cấp .

Riêng thành phố Yên Bái đã triển khai mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, đồng thời tiếp nhận nhu yếu phẩm từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân (MTTQ, hội chữ thập đỏ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh…) để cấp phát, hỗ trợ cho các xã, phường cứu trợ cho các hộ dân trong vùng ngập lụt.

Công tác khắc phục bước đầu các công trình cơ sở hạ tầng

Công tác khắc phục về giao thông: Đang hót dọn khối lượng đất đá sạt lở trên các tuyến đường Quốc lộ 32, 37, 2D, 32C và các tuyến đường tỉnh lộ, Đến nay đã đảm bảo giao thông bước 1 của một số tuyến đường trọng yếu, khỏi phục hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống điện cho các vùng bị thiệt hại.

Công tác đảm bảo thông tin liên lạc 

Về cơ bản, ngành thông tin- truyền thông đã nỗ lực, khắc phục nhanh nhất sự, cổ về thông tin liên lạc trong khả năng có thể. Đến nay cơ bản những nơi có điện lưới đều đã có sóng di động, nhiều nơi chưa có điện nhưng doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp như: máy phát điện, pin dự phòng để duy trì hoạt động của các trạm phát sóng di động. 

Công tác y tế và vệ sinh môi trường

Công tác hót dọn bùn đất, vệ sinh môi trường: Tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả ngập úng, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Các lực lượng tại chỗ, nhân dân các xã, phường, các lực lượng quân đội, công an, phương tiện đang được tăng cường tổ chức hót dọn hàng triệu mở bùn đất và hỗ trợ nhân dân di chuyển đồ đạc, tài sản, dựng lại nhà cửa để ổn định cuộc sống, sản xuất.

Tổng số 7/21 trạm y tế bị ngập lụt đã khắc phục và tổ chức khám chữa bệnh.

Chủ động cấp hóa chất xử lý nước, khử trùng cho các đơn vị, hộ gia đình và tiến hành phun thanh khiết môi trường và xử lý giếng nước bị ngập. Hiện tại đã xử lý nguồn nước sinh hoạt: 842 hộ gia đình, 04 đơn vị công cộng, 11 cơ sở y tế, 04 công trình cấp nước tập trung. Tiến hành phun thanh khiết môi trường được 13 cơ sở y tế, 6 khu vực công cộng (thành phố Yên Bái: 02, Lục Yên: 4), 1.757 hộ gia đình, phun khử khuẩn toàn bộ dọc đường Kim Đồng và đường Khe Sến, thành phố Yên Bái. Đã sử dụng 236 kg Cloramin B cho hoạt động khử khuẩn, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh; huy động 32 máy phun trong đó có 01 máy phun công suất lớn cho hoạt động khử khuẩn môi trường.

Công tác tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ

Tính đến 8h00' ngày 12/9/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bải- Ban vận động cứu trợ tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận cụ thể như sau:
 
Cấp tỉnh: Kinh phí ủng hộ và đăng ký ủng hộ 133 tập thể và cá nhân với số tiền gần 23 tỷ đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật đã tiếp nhận 81 đoàn, bao gồm các nhu yếu phẩm là thực phẩm, vật dụng cá nhân,  xuồng cứu trợ và nhiều nhu yếu phẩm thiết yểu khác. Đã chuyến đi các huyện 64 xe.

Cấp huyện: Kinh phi ủng hộ và đăng ký ủng hộ số tiền 242 triệu đồng. Hỗ trợ bằng hiện vật và tiếp nhận hơn 300 đoàn (gần 100 xe hàng) bao gồm các nhu yếu phẩm, thực phẩm.

Nhiệm vụ trong thời gian tới

Tập trung vào việc cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người mất tích, di dời người dân ra khỏi khu vực an toàn và chưa cho phép các hộ dân đã di dời ra khỏi vùng nguy hiểm trở về nhà khi chưa đảm bảo an toàn.

Tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp an sinh xã hội, hỗ trợ nhà ở, quan tâm chăm lo hậu sự cho những người bị thiệt hại do thiên tai, chăm sóc y tế cho người bị thương; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người yếu thế, người bị ảnh hưởng do thiên tai, quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; điều phối khoa học, hợp lý các nguồn lực hỗ trợ cho người dân.

Khẩn trương thực hiện công tác đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc để thực hiện tốt công tác chỉ đạo đi u hành, cứu hộ; đảm bảo cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như: điện, nước, xăng dầu và thông tin liên lạc; hót dọn sụt sạt, vệ sinh môi trường, hòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sinh hoạt, nhất là tại những nơi công cộng như trường học, trạm y tế… 

Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt, các công trình thủy lợi đảm bảo cho sản xuất, các công trình điện, nước sạch đảm bảo đời sống nhân dân; thực hiện các biện pháp khắc phục sản xuất các diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng.

Triển khai ngay chính sách hỗ trợ nhà ở, đất tái định cư cho người dân; kiểm tra hiện trạng các ngôi nhà bị sụt sạt để đảm bảo an toàn cho người dân trước khi quay trở lại nhà. Khôi phục lại cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông bước 1, các công trình thủy lợi, công trình nước sạch, công trình thoát nước, nhất là những nơi bị ngập lụt, hạ tầng đô thị.

Thực hiện việc hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản để chuyển đổi cây trồng cho phù hợp ; tập trung đảm bảo an ninh, an toàn, an dân, hỗ trợ an sinh xã hội; sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường cho người dân trong thời gian nhanh nhất.
 
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác chỉ đạo khắc phục thiên tai của tỉnh, đảm bảo thông tin, tuyên truyền 2 chiều.
 
Huy động tối đa các lực lượng như: quân đội, công an, thanh niên, lực lượng giáo viên…; huy động máy móc, phương tiện của các doanh nghiệp và từ người dân tham gia khắc phục hậu quả thiên tai.

Thống kê toàn bộ thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra chính xác, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục. 

Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn.


YBĐT

Các tin khác
Hoàn thiện di dời dân trước 18h ngày 12/9.

Chiều 12/9, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, đã ký lệnh di dời dân cư tại các khu vực phân lũ và chuẩn bị xả lũ trên địa bàn huyện Gia Viễn và Nho Quan.

Lực lượng dân quân hỗ trợ người dân phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái) khẩn trương dọn dẹp bùn đất sau lũ rút sáng nay -12/9.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Thông tin và Truyền thông - Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thông tin tới các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh và nhân dân về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tính đến 18h00’ngày 12/9/2024, cụ thể như sau:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tiền hỗ trợ 1,3 tỷ đồng của Ủy ban Dân tộc và các đơn vị giúp người dân tỉnh Yên Bái.

Chiều 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đến làm việc và trao tiền hỗ trợ cho nhân dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tiếp tục công tác kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Yên Bái, chiều 12/9, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đi kiểm tra, khắc phục các tuyến đê bị ảnh hưởng sau thiên tai và công tác khôi phục sản xuất nông nghiệp tại huyện Trấn Yên. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong 3 ngày qua, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiên tại tại địa phương này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục