Cậu bé mồ côi thành tỷ phú nhờ nghề võ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2007 | 12:00:00 AM

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tân Kỳ (Nghệ An), Hòa vừa đi học, vừa làm thuê để có tiền giúp mẹ nuôi em và còn âm thầm luyện tập trong các lò võ. Trở thành tỷ phú với nghề võ, anh Hòa đã giúp đỡ nhiều thanh niên nghèo khó ở quê ra, đào tạo rồi tìm việc làm ổn định cho họ.

Võ sư Nguyễn Viết Hòa.
Võ sư Nguyễn Viết Hòa.

Gia đình Nguyễn Viết Hòa đông anh em, cha mẹ lại ly thân, Hòa làm bất kể việc gì để có tiền đóng học và giúp mẹ nuôi em ăn học. Một buổi đến lớp, một buổi Hòa đi bắt ếch, soi cá, rồi buôn rắn, buôn thuốc lào… Có hôm, Hòa bước vào lớp mà trên má còn lem vết bùn chưa kịp rửa.

Năm Hòa vào lớp 10, mẹ Hòa đột ngột qua đời sau cơn bạo bệnh. Mọi việc dồn lên đôi vai gầy của Hòa. Cậu học trò nhỏ thó, đen nhẻm ấy cáng đáng tất thảy mọi việc để vượt qua những tháng ngày cơ cực.

Một buổi học, một buổi đi làm, làm thuê làm mướn, việc gì cũng được, miễn là có tiền cho lũ em no bụng. Anh vừa theo học võ ở các lò ngoài thị trấn cách xa 25 cây số, vừa mở lớp dạy lại cho thanh niên ở làng. Lớp võ của Hòa đầu tiên chỉ có 2 võ sinh, sau một năm đã đông tới gần 100.

Bây giờ, sau hơn 10 năm, con số đó đã là 26 nghìn võ sinh khắp các tỉnh: Nghệ An, Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Hà Nội… với 55 câu lạc bộ võ thuật.

Thành công từ nghề võ

Năm 1994, đang học dở Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, Hòa nghỉ học để thành lập Võ đường Ngọc Hòa. 9 năm sau, Công ty Võ đường Ngọc Hòa ra đời. Anh chọn một lối đi riêng trong kinh doanh, vừa có thể làm giàu vừa có thể thỏa nguyện đam mê nghề võ của mình.

Theo đăng ký kinh doanh, Công ty Võ đường Ngọc Hòa được phép hoạt động trên các lĩnh vực: Đào tạo và cung cấp vệ sĩ; sản xuất và cung cấp trang thiết bị thể thao, võ thuật, các thiết bị báo động, báo cháy; đào tạo huấn luyện viên võ thuật, võ thuật cấp tốc, tự vệ và phong trào…

Hiện tại, công ty đã đào tạo, quản lý một đội ngũ hơn 600 vệ sĩ cung cấp cho khách hàng và nhận đảm bảo an ninh cho nhiều sự kiện lớn diễn ra tại Hà Nội và các thành thị lân cận.

Năm 2006, anh Nguyễn Viết Hòa được Ủy ban Thể dục Thể thao công nhận trọng tài karate đẳng cấp quốc gia. Anh và học trò đã mang về cho võ đường hàng trăm huy chương trên các sân đấu. Riêng công ty đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng Cup Sen vàng năm 2006…

Anh Hoà tâm sự: "Ngày xưa nghèo mình nghĩ sẽ gắng làm ra thật nhiều tiền, song nghĩ cho cùng, đồng tiền ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không được sử dụng đúng mục đích".

(Theo VnExpress)

 

Các tin khác

Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập mạng kết nối xã hội Facebook.

Bốn năm trước, Mark Zuckerberg hãy còn là một sinh viên tâm lý tại Đại học Harvard (Mỹ). Giờ đây, ở tuổi 23, cậu trở thành một tỉ phú thời web 2.0 và thường được so sánh với Chủ tịch Microsoft, Bill Gates hay Tổng Giám đốc hãng Apple, Steve Jobs.

Đôi khi, với những sức ép trong công việc tại văn phòng khiến bạn trở nên căng thẳng mệt mỏi. Ông Burt Woolf, nhà sáng lập, đồng thời là giám đốc điều hành Trung tâm chất lượng cuộc sống, gợi ý 8 cách để cải thiện cuộc sống văn phòng.

Lá 4 cánh của cỏ 3 lá - Hình ảnh của sự may mắn.

Trên thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn, nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.

Duy Bình đang sửa chữa mạch điện.

Điềm đạm, sâu sắc, ăn nói có duyên và nghị lực sống phi thường, đó là những gì mà Nguyễn Duy Bình, chàng trai Tuyên Quang đã khiến nhiều người phải khâm phục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục