Singapore tái chế rác thải thực phẩm thành nước sạch

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2016 | 2:24:49 PM

Rác thải thực phẩm trong khu vực sẽ được tập trung về các cơ sở cho hệ thống tái chế để tạo ra nguồn nước sạch từ đồ ăn thừa, giúp Singapore trở nên sạch và xanh hơn.

Tái chế rác thải thực phẩm giúp cải thiện môi trường tại Singapore
Tái chế rác thải thực phẩm giúp cải thiện môi trường tại Singapore

Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) ngày 18-1 cho biết thêm nhiều cơ sở buôn bán và kinh doanh thực phẩm tại nước này đã áp dụng giải pháp xử lý chất thải thực phẩm tại chỗ, giảm lãng phí thực phẩm.

Channel News Asia đưa tin các cửa hàng tiện ích, siêu thị, quán ăn, khách sạn Amara và trung tâm mua sắm tại Tanjong Pagar thải hơn 1,5 tấn thực phẩm mỗi ngày.

Thông thường các loại thức ăn dư thừa bị bỏ đi này sẽ đến các nhà máy xử lý rác hoặc bãi rác. Tuy nhiên ngay khi hệ thống xử lý chất thải thực phẩm được áp dụng, các cơ sở trên có thể tái chế thực phẩm bằng hệ thống mới này.

Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng vi khuẩn để phân hủy thực phẩm thải ra thành nước bùn - một sự kết hợp giữa chất lỏng và chất rắn. Hỗn hợp này sau đó được đưa qua hệ thống lọc và tái chế lại nước thải này thành nước sạch và sau đó bơm trở vào hệ thống.

NEA cho biết ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm áp dụng hệ thống này. Trong khi đó NEA cũng đã đồng tài trợ cho 10 dự án tái chế chất thải thực phẩm.

"Bên cạnh việc đóng vai trò trong việc tạo ra một môi trường thân thiện nơi chúng ta có thể tái chế chất thải thực phẩm ẩm ướt đang bốc mùi hôi, chúng ta còn có thể giảm thiểu tần suất xử lý rác thải" - Ng Khee Slong thuộc khách sạn Amara nhận định.

Nếu các hệ thống này chính thức đi vào hoạt động tại Singapore, rác thải thực phẩm trong khu vực sẽ được tập trung về các cơ sở cho hệ thống tái chế để tạo ra nguồn nước sạch từ đồ ăn thừa và giúp Singapore trở nên sạch và xanh hơn.

(Theo TTO)

Các tin khác
Nhà thờ hình chiếc giày của Lọ Lem thu hút nhiều người tò mò đến tham quan.

Nhiều người dí dỏm đặt ra câu hỏi, với lối kiến trúc độc đáo dựa trên chiếc giày thuỷ tinh của nàng Lọ Lem, nhà thời này có thể thu hút nhiều phụ nữ đến cầu nguyện hơn không?

Nhóm sinh viên bên chiếc xe được chế tạo.

Chỉ cần 1 lít cồn, chiếc xe 4 bánh của nhóm sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai chế tạo có thể chạy được quãng đường 200 km.

Bỏ lại phía sau công việc, một gia đình 3 người Romania đã cùng nhau "phượt" quanh châu Âu suốt 4 tháng trên chiếc xe sidecar Ural Ranger EFI 2014.

Cận cảnh bắt sâu bướm ở Zimbabwe.

Bất chấp vẻ ngoài kinh dị, sâu bướm Mopane là món ăn ưa thích của một bộ phận các nước miền nam châu Phi, đặc biệt trong dịp Giáng sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục