Thần đồng 13 tuổi vào đại học qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/11/2021 | 8:55:10 AM

Thông tin Nguỵ Vĩnh Khang qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh khiến nhiều người tiếc nuối cho thần đồng phương Đông một thời.

Vì được mẹ chăm sóc từ bé, Vĩnh Khang không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Vì được mẹ chăm sóc từ bé, Vĩnh Khang không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Ngày 17/11 vừa qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin thần đồng nổi tiếng một thời Nguỵ Vĩnh Khang qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh.

Vợ anh đã viết trong cáo phó: "Nguỵ Vĩnh Khang sinh ngày 17/6/1983 tại huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam. Anh bị bệnh và đột ngột qua đời vào ngày 9/11/2021 vừa qua. Gia đình chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè, người thân, cộng đồng mạng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc”.

Nguỵ Vĩnh Khang vốn là cái tên vô cùng nổi tiếng nhiều năm về trước. Anh sinh ra trong một gia đình bình thường. Bố anh là cựu chiến binh còn mẹ anh là nhân viên tại cửa hàng tạp hoá. Thế nhưng ngay từ nhỏ, Vĩnh Khang đã thể hiện tố chất thông minh hiếm có của mình.



13 tuổi Nguỵ Vĩnh Khang đã học đại học

Mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang cho hay, năm 2 tuổi anh đã học thuộc 1000 chữ Hán và biết đọc thơ Đường. Năm 4 tuổi, anh cơ bản hoàn thành chương trình học tiểu học. 8 tuổi, anh thi đỗ vào trường trung học trọng điểm của tỉnh.

Nhờ tài năng và trí tuệ của mình, Nguỵ Vĩnh Khang được báo chí ca ngợi rất nhiều. Đương nhiên, anh cũng được tạo những điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng thiên bẩm của bản thân.

Truyền thông Trung Quốc đặt cho anh biệt danh "thần đồng Phương Đông” 10 năm hiếm có. 

Vì quá thông minh, năm 13 tuổi, Nguỵ Vĩnh Khang đã được nhận vào khoa Vật lý của Đại học Tương Đàm. Anh trở thành sinh viên trẻ nhất Hồ Nam bấy giờ. Năm 17 tuổi, anh đã học nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý Năng lượng cao thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. 

Thành tích xuất sắc là thế nhưng cuộc đời Nguỵ Vĩnh Khang lại là một nốt trầm buồn. Năm 2003, truyền thông xôn xao thông tin anh bị nhà trường cho thôi học. Nguyên nhân không phải vì thành tích học tập kém mà bởi anh không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình. Việc ăn uống sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ đến người khác hỗ trợ.

Cho đến lúc này, sự thật về cuộc sống của anh mới được tiết lộ.

Nguỵ Vĩnh Khang đã được mẹ đẻ đào tạo để trở thành một thần đồng. Bà không cho anh làm bất cứ việc gì ngoài học. Mọi việc trong nhà bà làm hết, anh chưa từng biết đến thứ gì ngoài sách vở. Ngay cả việc ăn cơm, Nguỵ Vĩnh Khang cũng phải nhờ mẹ xúc. 

Sau cú sốc, Nguỵ Vĩnh Khang trở về nhà. Mẹ anh nhận ra mình đã quá sai trong cách giáo dục con. Bà bắt đầu dạy Nguỵ Vĩnh Khang làm việc nhà, tự chăm lo cho bản thân. Anh cũng lui về ở ẩn và tên tuổi của anh không còn được nhiều người nhắc tới. 

Anh bắt đầu sống như người bình thường, tìm công việc với mức lương ổn định.

Năm 2008, anh kết hôn và có 2 người con 1 trai, 1 gái. Vợ anh cũng thừa nhận, anh từ một thần đồng đã trở thành một người đàn ông bình thường, hết lòng vì gia đình.



Cuộc sống gia đình của anh rất hạnh phúc.

Thông tin anh ra đi vào ngày 9/11 vừa qua khi mới 38 tuổi khiến nhiều người tiếc nuối cho thần đồng một thời. 
(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Joanne Brent, giám khảo của Kỷ lục Guinness Thế giới đứng gần chiếc bánh mì baguette trong quá trình kiểm tra nỗ lực đánh bại kỷ lục thế giới về chiếc bánh mì baguette dài nhất trong Triển lãm Bánh mì baguette Suresnes ở Suresnes gần Paris, Pháp, ngày 5/5/2024.

Ngày 5/5, một nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,53 m, tức là dài gấp 235 lần so với chiếc bánh mì baguette truyền thống.

Ông Marcelino Abad Tolentino thổi nến kỷ niệm sinh nhật 124 tuổi, hôm 5/4 tại một viện dưỡng lão ở Peru.

Ông Abad, 124 tuổi đang hoàn tất thủ tục để được Kỷ lục Guinness công nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, thay vì người 111 tuổi được trao tuần trước.

Cụ Juan Vicente Perez Mora tại nhà riêng ở bang Tachira, Venezuela, tháng 1/2022.

Người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới qua đời hai tháng trước sinh nhật lần thứ 115, nhiều quan chức, người dân Venezuela gửi lời tiễn biệt.

Chị Lý Thị Cầu (đứng giữa) đã vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia sinh hoạt hội.

Đến xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), hỏi chị Lý Thị Cầu - Chủ tịch Hội LHPN xã Túc Đán, không ai là không biết. Không chỉ giúp chị em phụ nữ địa phương tự tin, hạnh phúc hơn, chị Cầu còn là người giúp họ nhận ra giá trị của bản thân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục