Kẻ keo kiệt nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/8/2007 | 12:00:00 AM

Hetty Green nổi tiếng giàu có thời bấy giờ, nhưng người ta nhớ tới bà với một danh hiệu khác: Kẻ keo kiệt nhất mọi thời đại bởi vì bà ta là người không biết tiêu tiền!

Henrietta "Hetty" Howland Robinson Green sinh ngày 21/10/1834 tại thành phố New Bedford, bang Massachusetts (Mỹ). Lên 6 tuổi, Hetty đã trực tiếp quản lý chi tiêu cho cả gia đình vì mẹ đau ốm triền miên. Khi bố của bà qua đời vào năm 1864, Hetty đã được hưởng khoản thừa kế 7.5 triệu đô la trước sự phản đối và ghen tị của hầu hết các thành viên trong gia đình. Bà quyết định đầu tư vào hai loại chứng khoán “mốt” nhất thời nước Mỹ nội chiến: “Civil War” và “War bond”. Một thời gian sau, ngay khi nghe tin bà dì Sylvia viết di chúc để lại 2 triệu đô la cho quỹ từ thiện, một cuộc kiện cáo đình đám với luật sư của bà dì, Robinson Mandell, do Hetty châm ngòi kéo dài suốt 5 năm cho tới khi toà xử Hetty thua kiện.

Đến năm 33 tuổi, không rõ nhờ nét quyến rũ nào, Hetty đã kết hôn cùng, Edward Henry Green, một công tử đại gia Vermont. Tuy nhiên, ngay trước lễ cưới diễn ra vào ngày 11/7/1867, Hetty đã khiến chồng kí vào giấy cam kết từ bỏ toàn bộ quyền liên quan đến số tài sản riêng của bà.

Trong thương trường, Hetty cũng nổi tiếng là một nữ doanh nhân “mạnh tay” với những khoản đầu tư mạo hiểm nhưng thu lại lợi nhuận khổng lồ. Trong khi chồng bà, Edward, theo đuổi những phi vụ làm ăn theo phong cách “quý ông”, Hetty đã có những tính toán táo bạo về một kế hoạch đầu tư cho cả phần đời còn lại. Không chỉ vậy, Hetty còn nổi tiếng với cái đầu “siêu lạnh” trước mọi biến cố của thời cuộc. Trong thời gian ở London, Hetty đã tập trung đầu tư mua tín phiếu kho bạc của Chính phủ Mỹ và đầu cơ đôla giấy ngay trước khi nội chiến xảy ra. Trái ngược với những tay đầu tư rụt rè đang tỏ ra rất thận trọng với những tờ giấy bạc của một chính phủ đang cải tổ, Hetty đã kiếm được 1.25 triệu đô la Mỹ tiền lãi mỗi năm.

Quay trở về Mỹ, Hetty đã gây dựng một cơ nghiệp riêng trên quê chồng ở vùng Bellows Falls, Vermont. Xung đột bắt đầu xảy ra không chỉ với ông chồng, người hầu, những người họ hàng mà lây sang cả những cửa hiệu trong vùng. Năm 1885, sau vụ sụp đổ công ty tài chính khổng lồ John J. Cisco & Son, chồng bà Edward trắng tay và trở thành con nợ. Tuy nhiên, Hetty vẫn khăng khăng không dính líu về mặt tài chính với “vận đen” của ông chồng. Edward bỏ nhà ra đi. Đến những năm gần cuối đời, đôi vợ chồng này mới tái hợp kiểu “nửa vời”. Hetty chấp nhận nuôi chồng vài năm trước khi ông mất vào năm 1902 vì bệnh tim.

Bà là một nữ thương nhân nổi tiếng với một gia tài khổng lồ từ những phi vụ làm ăn của bà ta. Tuy nhiên, ngoài những khoản chi tối thiểu trong công việc, Green không dám bật lò sưởi hay dùng nước nóng. Hình ảnh của bà ta quen thuộc với bộ váy đen giản dị hết mức và chỉ thay đổi cho đến khi đã cũ mèm! Thậm chí, Green không dám rửa tay vì sợ tốn tiền nước và đi xe ngựa vì sợ tốn tiền xe! Bữa ăn lý tưởng với người phụ nữ này là loại bánh ngọt hạng Z với giá 15 cent! Một câu chuyện khác còn kể lại, bà ta từng mất trắng một đêm để tìm cho ra một con tem bị thất lạc đáng giá 2 cent!

Thậm chí, khi cậu con trai của bà, Ned bị ngã gãy chân, vết thương không quá trầm trọng nhưng cuối cùng cũng phải cắt bỏ chỉ vì bà mẹ chần chừ không muốn đưa đi chữa trong lúc đang cố tìm một vé khám chữa miễn phí! Quả đến Grăngđê cũng phải ngả mũ chào!

Hetty Green mất vào ngày 3/6/1916 tại New York ở tuổi 81 vì đứt động mạch não. Ngay sau đó, tên tuổi của bà đã đi vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu “Người keo kiệt nhất thế giới”. Gia tài mà bà để lại ước tính lên tới 200 triệu đô la Mỹ, đủ để nhận thêm danh hiệu người giàu có nhất thời bấy giờ. Hetty Green còn được mệnh danh là người phụ nữ nước Mỹ đầu tiên trong lịch sử có tầm ảnh hưởng to lớn đến Phố Wall.

(Theo 24h)

Các tin khác
Ông Marcelino Abad Tolentino thổi nến kỷ niệm sinh nhật 124 tuổi, hôm 5/4 tại một viện dưỡng lão ở Peru.

Ông Abad, 124 tuổi đang hoàn tất thủ tục để được Kỷ lục Guinness công nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, thay vì người 111 tuổi được trao tuần trước.

Cụ Juan Vicente Perez Mora tại nhà riêng ở bang Tachira, Venezuela, tháng 1/2022.

Người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới qua đời hai tháng trước sinh nhật lần thứ 115, nhiều quan chức, người dân Venezuela gửi lời tiễn biệt.

Chị Lý Thị Cầu (đứng giữa) đã vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia sinh hoạt hội.

Đến xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), hỏi chị Lý Thị Cầu - Chủ tịch Hội LHPN xã Túc Đán, không ai là không biết. Không chỉ giúp chị em phụ nữ địa phương tự tin, hạnh phúc hơn, chị Cầu còn là người giúp họ nhận ra giá trị của bản thân.

Lorenzo Barone, một du khách Italia, 22 tuổi,

Sống ở vùng đất lạnh nhất thế giới, nơi nhiệt độ mùa đông có thể -71 độ C, việc tắm giặt không hề đơn giản với người dân tại Yakutia, Siberia. Thậm chí, họ phải mất nguyên một ngày chỉ để làm điều này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục