Động lực cho Nà Hẩu
- Cập nhật: Thứ sáu, 26/6/2015 | 9:26:09 AM
YênBái - YBĐT - Nà Hẩu là xã xa xôi, khó khăn nhất của huyện Văn Yên, đời sống của người dân dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và bảo vệ rừng. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, địa phương đã có những bước phát triển vượt bậc, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước cải thiện. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng bộ xã Nà Hẩu tiếp tục phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Tuyến đường Đại Sơn - Nà Hẩu đang được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
|
Nói về những thành quả nổi bật trong 5 năm qua, Bí thư Đảng ủy xã Nà Hẩu Giàng A Châu phấn khởi cho biết: “Nhiệm kỳ 2015 - 2020 có ý nghĩa quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Đảng bộ đã biết phát huy những lợi thế, sức mạnh trong dân, lãnh đạo nhân dân canh tác ruộng nước từ 1 vụ thành 2 vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, qua đó, xuất hiện những mô hình thâm canh trên đất 2 lúa, mô hình chăn nuôi trâu, ngựa, lợn theo hướng hàng hóa đồng thời chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ và khôi phục các nghề truyền thống. Đặc biệt, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Nhìn lại thành công trong 5 năm qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương càng thêm phấn khởi, vững tin vào chặng đường mới”.
Xác định lấy nông, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, những năm gần đây, các hộ dân trong xã đã không ngừng nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, tích cực thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mới vào sản xuất nên đời sống không ngừng được nâng lên. Diện tích đất sản xuất của xã có 133ha, trước đây, chỉ cấy lúa 1 vụ nhưng kể từ khi thị trường nông sản mở rộng, đặc biệt có những chính sách ưu tiên cho phát triển cây lương thực, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 5 năm trở lại đây, ngoài 2 vụ sản xuất chính, các hộ dân còn tích cực đưa cây ngô đông vào gieo trồng trên đất ruộng hai lúa, diện tích ngô hàng năm đạt trên 120ha, năng suất 35,5 tạ/ha, sản lượng đạt 426 tấn.
Ngoài ra, nhân dân còn trồng thêm cây ngắn ngày như: đỗ tương, lạc và các loại rau cải nương..., góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, người dân tích cực trồng 100ha rừng, trong đó chủ yếu là cây quế; triển khai mô hình kinh tế tổng hợp như các mô hình vườn - ao - chuồng, vườn - rừng hay các mô hình chăn nuôi khác…
Để đạt được kết quả cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, những năm qua, xã luôn chú trọng việc phối hợp với các ngành chức năng của huyện để triển khai các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho bà con nông dân ở các thôn nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ nên năng suất cây trồng mỗi vụ đều tăng, bảo đảm ổn định an ninh lương thực ở địa phương.
Đồng chí Giàng A Sèng - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Để sản xuất nông, lâm nghiệp đạt kết quả cao, hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên phối hợp với cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, Chương trình Phát triển vùng huyện Văn Yên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Cùng với đó là thực hiện trình diễn nhiều mô hình luân canh, xen canh mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm, phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các chuồng trại chăn nuôi đối với các hộ nên đã hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm chăn nuôi ngày càng phát triển”.
Lĩnh vực giáo dục, đào tạo luôn được Đảng bộ xã quan tâm chỉ đạo. Trên địa bàn xã hiện nay có 1 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở đặt tại thôn 2 Khe Tát, có 4 điểm trường lẻ tại thôn 1 Bản Tát, thôn 3 Khe Cạn, thôn 4 Làng Thượng và thôn 5 Ba Khuy với tổng số có 29 lớp học, 645 học sinh, tăng 4 lớp với 76 học sinh so với đầu nhiệm kỳ. Xã đã duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2014, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi ra lớp ở bậc tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 73%.
Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, nhiều thầy giáo, cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp; tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được đẩy mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho nhân dân. Hàng năm, tỷ lệ làng, bản, gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 80% và tổ chức Lễ hội Tết rừng nhằm mục đích tuyên truyền cho nhân dân, thế hệ trẻ về công tác bảo vệ, gìn giữ diện tích rừng nguyên sinh trên địa bàn.
Đảng bộ xã Nà Hẩu đang đứng trước nhiều cơ hội mới, quyết tâm lãnh đạo đột phá trong xây dựng và phát triển 5 năm tới. Xã phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 100 triệu đồng; diện tích gieo cấy lúa ruộng 650ha; ngô đồi 500ha; lạc 50ha; đỗ tương 50ha; phát triển đàn trâu 490 con, đàn bò 30 - 40 con...; 10/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ dân cư dùng nước hợp vệ sinh 80%; diện tích trồng rừng mới hàng năm 15ha, trong đó cây quế 10ha...
Để hoàn thành mục tiêu, Đảng bộ xã tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo và điều hành; khai thác, phát huy tốt tiềm năng trong dân; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế; vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đến các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; duy trì và phát triển nhanh mô hình trồng cây vụ đông trên đất 2 lúa, mô hình trồng ngô đồi. Đồng thời, xã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, trang trại, trọng tâm là đàn trâu, bò, ngựa; từng bước chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp.
Quang Thiều
Các tin khác
YBĐT- Là một trong 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã vấp phải những khó khăn nhất định trong thực hiện tiêu chí môi trường mà chưa có lời giải.
YBĐT - Như bao thôn, bản ở các làng quê khác, người dân thôn Cát Lem, xã Đại Minh (huyện Yên Bình) cũng ước ao có một nhà văn hóa (NVH) chung để làm nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi và hội họp. Chuyện tưởng như bé mà mãi đến đầu năm 2015 này, 50 hộ dân trong thôn mới được thỏa nguyện mơ ước bấy lâu nay. "Ai cũng vui mừng" - bà Nguyễn Thị Hòa - Bí thư Chi bộ thôn Cát Lem phấn khởi nói.
YBĐT - Với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Thanh Lương (huyện Văn Chấn) đã đạt được 11/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó tiêu chí về chợ nông thôn không cần thực hiện. Tuy nhiên, để có thể về đích theo đúng lộ trình đã đề ra, xã vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xây dựng kết cấu hạ tầng và đất sản xuất cho nhân dân.
YBĐT - Là xã điểm của huyện Trấn Yên triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cùng với các ban, ngành, đoàn thể, Hội Phụ nữ xã Báo Đáp đã tích cực đẩy mạnh triển khai cuộc vận động xây dựng mô hình "5 không, 3 sạch", với những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế, tạo bước chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện thành công Chương trình XDNTM.