Nông dân Trấn Yên phấn đấu đi đầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/10/2018 | 7:56:24 AM

YBĐT - Trấn Yên là địa phương dẫn đầu của tỉnh về phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đến nay, toàn huyện đã có 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; dự kiến trong năm 2018 này có thêm 5 xã đạt chuẩn.

Mô hình chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa của gia đình anh Nguyễn Tiến Sơn ở xã Minh Quán mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi gà theo hướng hàng hóa của gia đình anh Nguyễn Tiến Sơn ở xã Minh Quán mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ từ phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của Hội Nông dân.Những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Trấn Yên thường xuyên vận động, hướng dẫn hội viên đầu tư phát triển kinh tế.
 
Nhờ vậy, số lượng, chất lượng hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đều tăng, năm 2012 mới có 3.837 hộ đạt thì đến năm 2017 đã nâng lên 6.124 hộ, tăng 1,6 lần.
 
Trong đó, số hộ có thu nhập hàng năm từ 200 triệu đến 300 triệu đồng là 236 hộ, tăng 1,8 lần; từ 300 triệu đến 500 triệu đồng là 76 hộ, tăng 1,52 lần; trên 500 triệu là 12 hộ, tăng hơn 3 lần. Tiêu biểu như 67 hộ dân liên kết nuôi gà ở tổ dân phố 11, thị trấn Cổ Phúc.
 
Nhờ có sự liên kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích, minh bạch trong điều tiết lợi nhuận nên bình quân mỗi năm, nhóm hộ chăn nuôi từ 450 ngàn đến 500 ngàn con gà, xuất bán trên 1.150 tấn gà thịt, thu nhập bình quân từ 115 triệu đến 150 triệu đồng/hộ.

Thi đua lao động sản xuất không chỉ xóa đói giảm nghèo và làm giàu mà quan trọng hơn cả là phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi đã phát huy được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Các cơ sở Hội đã vận động hỗ trợ được 1,6 tỷ đồng tiền mua cây, con giống và gần 12.000 ngày công, qua đó giúp 1.260 lượt hộ thoát nghèo và xóa 214 nhà tạm.
 
Để giúp nông dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, Trấn Yên đã thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn với số vốn hàng trăm tỷ đồng cho gần 3.000 lượt hộ nông dân vay đầu tư sản xuất. Liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư phân bón theo hình thức trả chậm hàng ngàn tấn. Không chỉ tập trung phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo mà nông dân Trấn Yên còn tham gia tích cực vào XDNTM.
 
Trong 6 năm qua, bà con đã hiến gần 50.000 m2 đất thổ cư, đất vườn tạp, đất sản xuất, chặt hạ hàng ngàn cây trồng lâu năm; đóng góp trên 26.000 ngày công để làm đường giao thông, xây trường học, xây nhà văn hóa. Từ những việc làm thiết thực, diện mạo nông thôn Trấn Yên đã có nhiều thay đổi, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%.  

Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2018 và những năm tiếp theo, huyện tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM. Trong đó, tập trung các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích việc hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
 
Địa phương cũng sẽ xây dựng và phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, giá trị, gắn phát triển sản xuất với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm đối với những cây trồng vật nuôi có thế mạnh.
 
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong huyện, nhất là việc thực hiện tốt các nhóm giải pháp trên, chắc chắn, Trấn Yên sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái vào năm 2020.

Thanh Phúc

Các tin khác
Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh trong các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh thực hiện các nhóm giải pháp chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục