Văn Lãng về đích nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/9/2019 | 11:20:19 AM

YênBái - Đến xã Văn Lãng, huyện Yên Bình hôm nay, nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước sự thay đổi của vùng quê nghèo trước đây. Những con đường trải nhựa, đổ bê tông rộng rãi, thông thoáng và hai bên mọc lên nhiều nhà dân to đẹp. Những đồng lúa, ruộng rau xanh ngát, vườn cây trĩu quả... tạo nên bức tranh tươi mới nhờ sự đồng thuận của ý Đảng, lòng dân.

Người dân xã Văn Lãng tham gia đổ bê tông các tuyến đường liên thôn, liên xóm.
Người dân xã Văn Lãng tham gia đổ bê tông các tuyến đường liên thôn, liên xóm.

Ông Lương Mạnh Thắng - Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XDNTM) xã Văn Lãng cho biết: Văn Lãng là xã thuần nông, có 650 hộ với gần 2.200 khẩu sinh sống tại 4 thôn. 

Năm 2011, khi bắt tay vào XDNTM, chính quyền xã xác định cùng với sự vào cuộc tính cực của cả hệ thống chính trị, cần tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc XDNTM; trong đó, chú trọng thực hiện triệt để nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”; coi trọng vai trò chủ thể của người dân. 

Cùng đó, Đảng bộ, chính quyền địa phương tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ của các doanh nghiệp; vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; triển khai các đề án, dự án hỗ trợ phát triển trồng trọt, chăn nuôi; tạo điều kiện cho  hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách được vay các nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế. Việc đóng góp tiền của, công sức XDNTM được bàn bạc công khai với người dân, thống nhất mức đóng góp để thực hiện… 

Từ sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân, xã Văn Lãng đã hoàn thành một số tiêu chí tưởng chừng khó đạt được như: tiêu chí về môi trường; đặc biệt là tiêu chí về hộ nghèo, bởi Văn Lãng là xã vùng 135 của huyện và năm 2011, tổng số hộ nghèo toàn xã chiếm trên 40%. Nhờ có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, đến nay, xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt 33,4 triệu đồng/người/năm. 

Trong gần 10 năm thực hiện XDNTM, xã Văn Lãng đã huy động nguồn vốn đầu tư trên 31,4 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước là 26 tỷ 150 triệu đồng, nhân dân đóng góp và huy động khác trên 5 tỷ 320 triệu đồng. Từ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân xã Văn Lãng nhiệt tình ủng hộ hiến trên 55.000 m2 đất cùng nhiều cây cối, hoa màu giá trị để xây dựng các công trình công cộng và các tuyến đường nông thôn. 

Tiêu biểu trong những hộ hiến đất, cây cối, hoa màu là hộ ông Lương Năng Đạt, bà Nguyễn Thị Minh Khuyên, ông Hoàng Văn Hành, ông Dương Thừa Chí, ông Đỗ Văn Đẩu ở thôn Cầu Yên; ông Trần Bá Thủy, thôn Đồng Tiến; ông Vũ Văn An, thôn Trung Nghiêm... 

Đến nay, hệ thống đường giao thông của xã Văn Lãng đã cơ bản được cứng hóa. Trong đó, đường liên xã có chiều dài 12,5 km được rải nhựa và đổ bê tông đạt 100%; hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xóm dài 12 km, được cứng hóa đạt trên 85%, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. 

Các tiêu chí cần sự đầu tư kinh phí lớn đã được Nhà nước quan tâm đầu tư như: sửa chữa nâng cấp và xây mới trường lớp học cho 3 khối: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa 4,6 tỷ đồng; đổ bê tông các tuyến đường giao thông nông thôn trên 11 tỷ đồng... 

Hiện, Văn Lãng đã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Xã đã làm các thủ tục trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để công nhận xã đạt chuẩn XDNTM vào cuối năm nay.

Vũ Đồng

Tags Văn Lãng nông thôn mới môi trường hộ nghèo

Các tin khác
Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh trong các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh thực hiện các nhóm giải pháp chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục