Hướng tới hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2020

Xây dựng nông thôn mới ở Văn Chấn: Phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2019 | 8:06:00 AM

YênBái - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Văn Chấn đã tạo bước phát triển mạnh trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đã cơ bản đáp ứng cho sản xuất. Quan trọng hơn là đã thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa (SXHH) gắn với thị trường.

Văn Chấn phát triển vùng cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Văn Chấn phát triển vùng cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khi bắt tay vào XDNTM, huyện Văn Chấn gặp nhiều khó khăn, vì hầu hết các xã có bước khởi điểm rất thấp. Trước thực trạng đó, huyện xác định sản xuất nông, lâm nghiệp là mặt trận hàng đầu. Do vậy, những năm qua, huyện tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho đồng bào dân tộc vùng nông thôn, miền núi. 

Cụ thể, huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành, phát triển vùng SXHH. Cùng đó, huyện chú trọng phát động các phong trào thi đua tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động với mục tiêu cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tham gia XDNTM; phân công các ngành phụ trách, hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo các xã thực hiện XDNTM. 

Các tổ chức, đoàn thể vào cuộc tích cực như: Hội Liên hiệp Phụ nữ có Phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch gắn với XDNTM”... Hội Nông dân đẩy mạnh Phong trào "Nông dân Thi đua sản xuất giỏi”; Đoàn thanh niên có Phong trào "Tuổi trẻ Văn Chấn chung tay XDNTM” và các mô hình như "Thắp sáng đường quê”, "Ngày Chủ nhật xanh”; "mở mới, bê tông hóa đường giao thông”...

Sau 10 năm, các đoàn viên, hội viên và nông dân đã hiến trên 10 ha đất, gần 8.000 cây cối, nhiều hoa màu, đóng góp trên 130.000 công lao động để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang nhà văn hóa thôn. Tổng nguồn lực huy động thực hiện XDNTM từ năm 2011 đến năm 2019 là trên 522.529 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn đóng góp trên 250 tỷ đồng. 

Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu đi lại, giao thương đã được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Toàn huyện đã cải tạo, nâng cấp rải cấp phối theo tiêu chuẩn đường cấp A+B giao thông miền núi 342,3 km; bê tông xi măng, láng nhựa 333,93 km; mở mới 204 km tập trung ở các xã, thôn, bản vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; làm mới 6 cầu treo và trên 122 công trình cầu cống thoát nước khác; duy tu, sửa chữa các tuyến đường liên thôn bản trên 1.584 km. 

Đến nay, toàn huyện đã có 16/28 xã cơ bản hoàn thành tiêu chí về giao thông, đạt 57%. Cùng với đầu tư giao thông, huyện chú trọng phát triển 472 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 85 km kênh mương nội đồng đảm bảo nước tưới cho trên 4.000 ha lúa ruộng và chăn nuôi thủy sản và đã có 85% số xã đảm bảo tiêu chí thủy lợi. 

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập của người dân nông thôn, huyện tập trung các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... 

Đối với nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực và hình thành một số vùng SXHH tập trung như: vùng cây ăn quả có múi 1.800 ha; vùng chè 4.830 ha; vùng gạo đặc sản nếp Tú Lệ, Séng cù; hỗ trợ phát triển 143 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con trở lên và 62 cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm hàng hóa... 

Bằng sự nỗ lực cao, hết tháng 8/2019, toàn huyện có 7/28 xã (25%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 25% so với giai đoạn 2011 - 2015. Dự kiến đến hết năm 2019, sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn: Chấn Thịnh, Đồng Khê, Sơn A. Cùng đó, có 3 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí, 4 xã đạt 9 - 13 tiêu chí còn lại 13 xã đạt 5 - 8 tiêu chí. 

Phát huy kết quả đạt được, những năm tiếp theo, huyện Văn Chấn xác định XDNTM phải tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã; thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, hướng tới xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. 

Việc XDNTM phải đảm bảo phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Phấn đấu đến năm 2025, huyện có thêm 5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 5 xã hoàn thành xã NTM nâng cao; 2 xã hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020… Với hướng đi, cách làm bài bản, chắc chắn huyện sẽ hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Thanh Phúc

Tags Xây dựng nông thôn mới Văn Chấn phát triển sản xuất nhiệm vụ trọng tâm

Các tin khác
Nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện trên địa bàn huyện Lục Yên góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Lục Yên tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2020 toàn huyện có 7 xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM), 2 xã được công nhận xã NTM nâng cao và 1 xã đạt xã NTM kiểu mẫu.

Lực lượng dân quân huyện Trạm Tấu giúp dân thu hoạch lúa.

Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), phát huy tính chủ động khi triển khai phong trào “Quân đội chung sức XDNTM”, thời gian qua, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện vùng cao Trạm Tấu đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, góp phần không nhỏ giúp các cơ sở khắc phục khó khăn, từng bước hoàn thành các tiêu chí XDNTM tại địa phương.

Lãnh đạo xã Đông Cuông động viên nông dân trong xã tham gia mô hình liên kết với doanh nghiệp trồng sả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Đến nay, huyện Văn Yên đã có 9/26 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), dự kiến đến hết năm 2019 có thêm 2 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện lên 11, chiếm 46,2%, gấp 2,75 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của cán bộ, hội viên nông dân trong huyện - những người là chủ thể tích cực trong XDNTM tại địa phương.

Người dân xã Tân Phượng, huyện Lục Yên thu hoạch cam.

Khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), hầu hết các xã của Lục Yên có điểm xuất phát thấp. Toàn huyện có 19 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí (chiếm 82,6%), 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 17,4%), không có xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, bình quân toàn huyện chỉ đạt 5,4 tiêu chí/xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục