Sức bật nông thôn mới Đông An

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/12/2019 | 11:00:17 AM

YênBái - Về xã Đông An, huyện Văn Yên, đi trên những con đường bê tông trải khắp thôn và tận mắt thấy các công trình trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang, ta sẽ cảm nhận được sức sống mới với những đổi thay kỳ diệu từ xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Những con đường bê tông êm thuận ở xã Đông An.
Những con đường bê tông êm thuận ở xã Đông An.

Chung tay xây dựng cơ sở hạ tầng

Cùng đi trên con đường bê tông rực rỡ sắc hoa, ông Đỗ Văn Thiết - Bí thư Chi bộ thôn Đức An phấn khởi: "Thôn có trên 3 km đường thì hơn 1 km là đường liên xã đã được Nhà nước đầu tư, còn trên 2 km được Nhà nước hỗ trợ và người dân chung tay đóng góp. Chúng tôi còn làm đường điện thắp sáng và trồng hoa trên tất cả các tuyến đường thôn”. 

Xã Đông An có 1.647 hộ, 5.960 khẩu, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp; xuất phát điểm trong XDNTM thấp nên việc đóng góp của người dân còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, xã phải tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ của doanh nghiệp và đóng góp của người dân để hoàn thành các tiêu chí. Sau 8 năm thực hiện XDNTM, hơn 176,5 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm 41,3%, vốn doanh nghiệp hỗ trợ 5,92%, vốn nhân dân đóng góp 27,76%… 

Nhờ đó, 100% đường nông thôn, đường trục chính nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa. Trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đều đạt chuẩn quốc gia; Trạm Y xã được đầu tư xây mới có đầy đủ phòng khám, phòng điều trị, các công trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân; 100% thôn có nhà văn hóa, sân vui chơi thể thao, giải trí đạt chuẩn; công trình thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 82% diện tích đất nông nghiệp… 

Ông Hoàng Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: "Để có được kết cấu hạ tầng như hôm nay, chúng tôi đã chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn. Phát huy Quy chế dân chủ ở cơ sở nên các dự án đầu tư công khai và mọi người dân được tham gia ý kiến, giám sát quá trình thực hiện bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư”. 

Tăng thu nhập cho người dân 

Cùng với xây dựng kết cấu hạ tầng, xã tập trung chỉ đạo nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. 

Nhờ vậy, lúa xuân của xã đạt năng suất bình quân 62,7tạ/ha, sản lượng đạt trên 777 tấn; lúa mùa năng suất bình quân đạt 53,4 tạ/ha, sản lượng trên 694 tấn; 350 ha sắn có năng suất đạt 21 tạ/ha, sản lượng đạt 7.350 tấn... Đặc biệt, 3 năm gần đây, diện tích cây ăn quả phát triển nhanh. Hiện, toàn xã có 10 ha cây ăn quả, với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Nguyễn Văn Thuận, thôn An Khang cho hay: "Nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã và được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, từ năm 2016, gia đình tôi đầu tư mua 400 cây cam Vinh, hơn 300 cây bưởi da xanh trồng thay thế trên diện tích 2 ha đất sắn bạc màu. Đến nay, cam, bưởi đã cho thu hoạch, chất lượng quả tốt. Dự kiến năm nay sẽ thu nhập trên 200 triệu đồng. Năm tới, gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích bưởi da xanh”. 

Cùng với cây ăn quả, Đông An phát huy thế mạnh kinh tế rừng, chế biến gỗ rừng trồng, phát triển kinh tế trang trại, ngành nghề dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Qua đó, xã chú trọng tuyên truyền, vận động người dân ổn định đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi thủy sản, mở rộng trồng cây lâu năm, chuyển đổi đất ruộng, soi bãi kém hiệu quả sang trồng dược liệu (cà gai leo). 

Đến nay, xã đã quy hoạch các vùng sản xuất: trồng quế, cây lâm nghiệp 1.500 ha, sản xuất cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa 40 ha, sản xuất ngô trên đất soi bãi 40 ha, sắn cao sản 350 ha, trồng chuối tiêu hồng 15 ha, trồng cỏ nuôi bò thịt 6 ha, quy hoạch khu chăn nuôi tập trung 24 ha... 

Các mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) được hỗ trợ thành lập. Đông An hiện có 6 công ty, 3 doanh nghiệp, 4 HTX, 10 THT, 1 cơ sở sơ chế biến tinh dầu quế, 11 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. Xã cũng đã có 2 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đó là Doanh nghiệp Đông Yến với ngành nghề sản xuất, kinh doanh quế, tinh dầu quế và cây ăn quả; HTX Hương Quế chuyên trồng và chế biến gỗ rừng trồng, thu mua ván bóc, gỗ xẻ thanh... Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân Đông An năm 2017 là 26 triệu đồng/người; năm 2018 là 30 triệu đồng; năm 2019 đạt khoảng 36,21 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 8,14%.

Tập trung vào tiêu chí khó

Xác định tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất, nên ngay khi bắt đầu triển khai XDNTM, Đông An đã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn nhằm từng bước thay đổi căn bản nhận thức, thói quen của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí môi trường. 

Các đoàn thể tổ chức các mô hình hiệu quả như: vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm; Phong trào "5 không, 3 sạch” của Hội Phụ nữ xã; "Ngày thứ Bảy tình nguyện”, "Ngày Chủ nhật xanh” của Đoàn Thanh niên; "Xanh - sạch - đẹp” trong các trường học... đã từng bước cải thiện chất lượng môi trường. 



Những năm gần đây, việc trồng cây ăn quả hàng hóa của xã Đông An đang được chú trọng phát triển.  

"Được phân công phụ trách tiêu chí môi trường tập trung các hoạt động giữ gìn vệ sinh, trồng hoa tạo cảnh quan trên các đoạn đường "Phụ nữ tự quản”; đồng thời, thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó "3 sạch” được chú trọng nên các gia đình đều đào hố rác và mỗi hội viên phụ nữ là một tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm” - Chị Lý Thị Đặng - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã chia sẻ. 

Với các phong trào và từng việc cụ thể, cách nghĩ, cách làm của người dân thay đổi, hiện 8/8 thôn thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải đúng nơi quy định đối với chất thải rắn; đối với chất thải hữu cơ các gia đình tự xử lý bằng cách chôn, ủ, đốt để làm phân hữu cơ; 92,3% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh; 81,4% hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm...

Lời kết

Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện XDNTM đã tạo sức bật để Đông An phát triển toàn diện. Sau gần 8 năm nỗ lực, tháng 11/2019 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Từ thành quả này, xã tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày thêm khởi sắc. 

Minh Huyền

Các tin khác
Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ được đẩy mạnh trong các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, góp phần xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Thời gian qua, để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, bên cạnh thực hiện các nhóm giải pháp chung, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình nâng cao chỉ số hạnh phúc.

Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục