Báo Đáp phát triển kinh tế gắn với nâng cao chất lượng xã nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/6/2020 | 2:23:08 PM

YênBái - 12/17 chi bộ thôn của Đảng bộ xã Báo Đáp thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chương trình phát triển các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của địa phương.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm của ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Đồng Sâm cho thu nhập ổn định và cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Đồng Sâm cho thu nhập ổn định và cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế theo hướng hình thành các vùng chuyên canh, liên kết ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân gắn với nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Trong phát triển kinh tế, Đảng bộ tập trung chỉ đạo 17 chi bộ; trong đó, có 12 chi bộ thôn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chương trình phát triển các sản phẩm nông nghiệp trọng điểm của địa phương; vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: "Chương trình trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị”, Chương trình "Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ”...; phát triển các vườn ươm cây giống lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, đưa giống lúa, giống chè chất lượng cao vào thâm canh, nâng cao thu nhập cho nhân dân. 

Xã duy trì sản xuất 141 ha lúa, chủ yếu bằng giống lúa chất lượng cao, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 1.551 tấn/năm; gieo trồng 66 ha ngô trên đất 2 vụ lúa và đất màu, năng suất bình quân đạt 35 tạ/ha, sản lượng đạt 231 tấn/năm. 

Đặc biệt, nhiệm kỳ qua, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi 53 ha ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi thay thế kỹ thuật nuôi tằm truyền thống; hình thành hợp tác xã, các tổ hợp tác liên kết với Công ty Dâu tằm tơ miền Bắc sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. 

Ông Nguyễn Văn Thân ở thôn Đồng Sâm, làm nghề trồng dâu nuôi tằm hơn 7 năm, chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề trồng dâu nuôi tằm được hơn 7 năm. Tôi thấy trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn trồng lúa và thu nhập cao hơn nhiều lần. Năm 2019, gia đình tôi thu được 9 tạ kén, bán với giá từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, thu được trên 100 triệu đồng, trừ chi phí đi còn lãi được khoảng 80 triệu đồng. Năm nay, tôi thầu thêm 5 sào dâu, dự kiến thu được 1,2 tấn kén nếu giá ổn định như những năm trước thì lãi được trên trăm triệu, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, giá kén giảm mất gần 50%, thu nhập của gia đình cũng bị giảm gần một nửa, nhưng so với trồng lúa thì vẫn cao hơn nhiều…”. 

Xã Báo Đáp hiện có khoảng 350 hộ làm nghề trồng dâu nuôi tằm, với diện tích trên 132 ha dâu, tăng 2,4 lần so năm 2015, đạt 145% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Năm 2019, sản lượng kén tằm của xã đạt gần 99,8 tấn, giá bán bình quân 100.000 - 110.000 đồng/kg, mang về nguồn thu cho bà con khoảng trên 10 tỷ đồng. 

Cùng với duy trì thâm canh lúa bằng các giống năng suất, chất lượng cao, hình thành vùng trồng dâu nuôi tằm tại thôn Đồng Sâm và Đồng Trạng, xã chỉ đạo nhân dân tích cực trồng rừng kinh tế, thâm canh diện tích chè hiện có. Bình quân hàng năm, nhân dân trồng mới, trồng thay thế 125 ha rừng, đạt 100% Nghị quyết. 

Hàng năm, quản lý, khai thác có hiệu quả trên 473,13 ha rừng, mang về nguồn thu nhập hàng tỷ đồng cho nhân dân. Cây chè được chăm sóc và áp dụng biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP, khai thác có hiệu quả 22 ha chè chất lượng cao, hàng năm cho thu hoạch 198 tấn, giá trị trên 1,9 tỷ đồng. 

Tận dụng lợi thế đất đai, xã vận động nhân dân phát triển mạnh các vươn ươm giống cây lâm nghiệp, chủ yếu là quế, keo, tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động và mỗi năm xuất bán ra thị trường trên 3.000 vạn cây giống, giá trị trên 21 tỷ đồng. Kinh tế phát triển, nhân dân tích cực đóng góp tiền của, hiến đất để nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM.

Trong 5 năm qua, toàn xã đã kiên cố hóa được 5,2 km đường liên thôn, ngõ xóm, đường nội đồng; trạm y tế, trường học, đều được đầu tư nâng cấp, xây dựng; sân thể thao được đầu tư xây dựng mới tại khu trung tâm... Tổng kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là 76,7 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp 42,4 tỷ đồng, hiến đất giá trị 75 triệu đồng, đóng góp công lao động trị giá 418 triệu đồng... để nâng cao các tiêu chí xã NTM. 

Đến nay, 100% tuyến đường liên thôn được kiên cố hóa; 3 thôn được công nhận NTM kiểu mẫu, tất cả các thôn đều có đường điện chiếu sáng và trồng hoa 2 ven đường; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 39,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,52%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra... 

Minh Hằng

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục