Yên Bái: Chính sách dân tộc góp phần xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/7/2020 | 8:15:36 AM

YênBái - Cơ chế, chính sách địa bàn vùng dân tộc thiểu số đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay.

Người dân xã Pá Lau nhận ngô giống theo Chương trình hỗ trợ người dân miền núi gặp khó khăn phát triển kinh tế. (Ảnh: Mạnh Cường)
Người dân xã Pá Lau nhận ngô giống theo Chương trình hỗ trợ người dân miền núi gặp khó khăn phát triển kinh tế. (Ảnh: Mạnh Cường)

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, hệ thống chính sách dân tộc (CSDT) hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Cơ chế, chính sách đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay.

Để thực hiện hiệu quả CSDT, tỉnh đã ban hành chính sách và văn bản triển khai thực hiện các chính sách tại địa phương. Cụ thể, tỉnh ban hành đề án, kế hoạch, chương trình hành động chuyên đề thực hiện CSDT về giảm nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển làng nghề và du lịch, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng. Các địa phương đã đưa chỉ tiêu về giảm nghèo vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và xây dựng giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện chính sách. 

Giai đoạn 2016 - 2020, các CSDT đã được quan tâm nhằm thực hiện hiệu quả trên địa bàn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững - Dự án 2 Chương trình 135, tổng vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn này là 767.692 triệu đồng, đã thực hiện đầu tư xây dựng 524 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn như giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt...; duy tu, bảo dưỡng trên 110 công trình cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn... 

Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định 2085 QĐ-TTg với kinh phí thực hiện năm 2019 và dự kiến thực hiện năm 2020 là 41.694,5 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt và xây dựng cơ sở hạ tầng... cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. 



Chính sách dân tộc hỗ trợ phát triển sản xuất tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.  

Đối với chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg, kinh phí thực hiện năm 2019 và dự kiến thực hiện năm 2020 là 12.584 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào. Qua đó bước đầu giúp người dân duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của người dân tộc Phù Lá (Xa Phó) xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. 

Cùng đó là các chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng DTTS, hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn hay nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. 

Trong đầu tư, các chương trình, dự án vùng cao, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, nơi có số đông đồng bào DTTS sinh sống luôn được tỉnh quan tâm, ưu tiên mức vốn đầu tư trong năm. Vốn từ các chương trình liên quan giảm nghèo đầu tư các xã vùng đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn đầu tư trên địa bàn tỉnh như: nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, dự án giảm nghèo (WB)..., vốn các bộ, ngành (dự án điện nông thôn, vốn giao thông nông thôn), chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình kiên cố hóa trường lớp học... gắn với việc lồng ghép các chương trình, dự án đã tăng tổng số vốn đầu tư và đa dạng hóa các công trình đầu tư, các chính sách hỗ trợ, góp phần làm cho hiệu quả các dự án, các công trình nâng cao, số công trình đầu tư, số người dân được hưởng lợi vì thế cũng được tăng lên. 

Việc triển khai thực hiện hệ thống CSDT đã thu được những thành quả quan trọng, góp phần thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng DTTS, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội. 

Đến nay, kinh tế vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã phát triển khá, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo tại hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải bình quân giảm 7,8%/năm trong giai đoạn vừa qua. Một số vùng đã có bước phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch lao động theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng vùng DTTS từng bước hoàn thiện, gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. Đến nay, toàn tỉnh có 9 xã và 150 thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí nông thôn mới; 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, trên 70% số phòng học được xây dựng kiên cố, bán kiên cố; 100% các xã có trạm xá và có điểm phục vụ bưu chính, gần 90% người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh... 

Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh được quan tâm, đạt được kết quả khả quan. Một số sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể được khôi phục, lưu truyền; an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được được đảm bảo; quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường. Hiệu quả mà CSDT đem lại đã làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Thu Hạnh

Tags Yên Bái chính sách dân tộc xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Lãnh đạo xã Báo Đáp kiểm tra mô hình nuôi tằm tại thôn Đồng Sâm.

Hiện nay, Báo Đáp có gần 137 ha dâu tằm, giá trị thu nhập bình quân từ 130 - 150 triệu đồng/ha/năm; xã đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, các nhóm hợp tác, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả tạo mối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện thuận lợi để Báo Đáp đầu tư xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Tuyến đường từ bản Màng Mủ đến bản Háng Phừ Loa, xã Mồ Dề dài hơn 4,5 km vừa hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho sản xuất, đời sống người dân từng bước nâng lên.

Mô hình trình diễn giống lúa thuần chất lượng cao do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND huyện Lục Yên phối hợp tổ chức tại xã Minh Xuân thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Là xã vùng II, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Lục Yên có 14 thôn, 2.033 hộ và 21 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 19,7%, dân tộc Tày là 79,14%, còn lại là 19 dân tộc ít người khác.

Dưa hấu trồng trên đảo hồ xã Yên Thành cho thu nhập kinh tế cao.

Xuất phát điểm thấp nhưng Yên Thành đang dần khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và tạo ra đột phá, hứa hẹn về tương lai xã nông thôn mới ở vùng khó khăn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục