Đại Lịch nỗ lực nâng cao tiêu chí nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/9/2020 | 2:09:07 PM

YênBái - Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người dân…, xã Đại Lịch (Văn Chấn) phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao vào năm 2022 và đạt xã nông thôn kiểu mẫu vào năm 2025.

Các tuyến đường liên thôn ở xã Đại Lịch được mở mới và cứng hóa hàng năm.
Các tuyến đường liên thôn ở xã Đại Lịch được mở mới và cứng hóa hàng năm.

Ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn cho biết: việc xây dựng NTM là cả một hành trình chứ không phải chỉ là điểm đến, bởi các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã đạt chuẩn ở thời điểm này nhưng sẽ không còn phù hợp ở thời điểm sau, khi đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.


Bởi vậy, ngay khi được công nhận đạt chuẩn, Đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề nhằm phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tiếp tục phát huy nội lực, kêu gọi nhân dân góp công, góp của cùng hoàn thành những hạng mục còn nợ và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí đã đạt. 

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí dễ biến động như: thu nhập, việc làm, giảm nghèo, môi trường; vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc, hoa màu để giải phóng mặt bằng mở mới nâng cấp các tuyến đường liên thôn, mở rộng các tuyến đường nội đồng, hệ thống tưới tiêu...

Đến xã Đại Lịch hôm nay, sự thay đổi được hiển hiện qua những con đường bê tông, những ngôi nhà mới xây ngày một nhiều, không còn nhà tạm, nhà dột nát; trường học khang trang; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước nâng lên. 

Việc xây dựng các công trình phúc lợi, nhà văn hóa khu dân cư, công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi ở một số khu dân cư được đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nghề, dịch vụ nông thôn được mở rộng. 

Hàng năm, xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan đưa các loại cây, con giống mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, xã có hơn 70 hộ đầu tư diện tích trồng cam đường canh khá lớn để cùng với 7 xã vùng ngoài của huyện phát triển vùng cam đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn”.

Đồng thời hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp; trồng rừng kinh tế với các loại cây: keo, bồ đề kết hợp chăn nuôi trâu, bò; phát triển mô hình nuôi lợn thịt, lợn nái và phát triển thương mại - dịch vụ; khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào địa bàn nhằm khai thác lợi thế kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. 

Để tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế phát triển, xã tạo mọi điều kiện để nhân dân, doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi mở rộng sản xuất, kinh doanh; phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động và tuyên truyền, giới thiệu cho người dân... 

Nhờ vậy, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên tăng cao, số lao động có việc làm đạt 98%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 35,3 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 1,8%. Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi và xóa bỏ tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh nông thôn, duy trì trật tự an toàn xã hội. 

Chính quyền xã giao cho các hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; duy trì các tổ tự quản vệ sinh tại các thôn, góp phần cải thiện môi trường nông thôn, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường…

Xác định rõ, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng năm, xã Đại Lịch còn xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí. Theo đó, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu đi đầu, nói đúng và làm đúng, thường xuyên sâu sát cơ sở, gần dân, hiểu dân; từ đó, có cách tuyên truyền phù hợp, hiệu quả, chung tay cùng chính quyền xây dựng NTM nâng cao theo lộ trình đề ra. 

Chủ tịch UBND xã Phạm Tuấn Anh cho biết thêm: thời gian tới, xã tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cùng nguồn lực địa phương và huy động đóng góp của nhân dân để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Những mục tiêu cần ưu tiên thực hiện như: nâng cấp các tuyến đường bê tông nông thôn, hệ thống mương tiêu trong khu dân cư, giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và các công trình phúc lợi của địa phương. 

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức độ hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người dân…; đồng thời, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao vào năm 2022 và đạt xã nông thôn kiểu mẫu vào năm 2025.

Vũ Đồng

Tags Đại Lịch tiêu chí nông thôn mới

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục