Chào mừng Hội nghị toàn quốc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn

Đại biểu các tỉnh, thành tham quan mô hình sản xuất, chế biến nông lâm sản, bảo tồn các giá trị văn hóa tại huyện Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/12/2020 | 10:25:13 AM

YênBái - Sáng 2/12, Đoàn đại biểu các tỉnh, thành dự Hội nghị toàn quốc tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020 đã tới thăm một số mô hình sản xuất, chế biến nông lâm sản, bảo tồn các giá trị văn hóa tại các xã Hồng Ca, Tân Đồng, Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc- Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ ba, trái sang) hướng dẫn đoàn đại biểu các tỉnh tham quan mô hình trồng tre măng Bát độ tại Trấn Yên
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc- Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ ba, trái sang) hướng dẫn đoàn đại biểu các tỉnh tham quan mô hình trồng tre măng Bát độ tại Trấn Yên

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Trấn Yên đã đón tiếp và hướng dẫn các đại biểu tham quan.

Xã Hồng Ca cách trung tâm huyện Trấn Yên 40km, là xã đặc biệt khó khăn với trên 85% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 4 thôn bản người Mông. Năm 2019, với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và của người dân,  xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, trong đó đường giao thông đã được cứng hóa đến từng thôn, từng ngõ. 

Xã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như các mô hình bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. 

Đại biểu đến từ các tỉnh, thành đã được tìm hiểu việc trồng tre măng Bát độ, mô hình trồng quế, trồng cam trên đất dốc tại một số hộ tiêu biểu ở thôn Khuôn Bổ. 

Đây là những mô hình phát triển kinh tế hộ cho thu nhập ổn định từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí thu nhập hàng tỷ đồng trên một đơn vị diện tích canh tác. 

Thông qua hình thức hợp tác, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn, cũng như bao tiêu đầu ra cho các sản phẩm, không ít hộ nông dân có thu nhập cao và ổn định. 

Cũng tại xã Hồng Ca, các đại biểu còn tới tham quan, tìm hiểu mô hình Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Hồng Ca chuyên thu mua, chế biến các sản phẩm măng tre Bát độ, quế cho bà con trong xã. Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng HTX đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, doanh thu năm 2019 đạt 3,5 tỷ đồng. 



Các đại biểu tham quan mô hình trồng quế hữu cơ tại xã Hồng Ca - Trấn Yên

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng được người dân Hồng Ca chú trọng. Với thôn Khuôn Bổ, một thôn có 100% là đồng bào dân tộc Mông, cũng là thôn bản đặc biệt khó khăn, từ khi được chọn làm thôn xây dựng thôn nông thôn mới đầu tiên, Khuôn Bổ đã thay đổi diện mạo từ cơ sở hạ tầng đường giao thông, phát triển kinh tế hộ, nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ thay vào đó là những nếp sống mới, văn hóa. 

Nhờ được khơi dậy, nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc Mông được bảo tồn, thôn Khuôn Bổ, đang trở thành một mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã Hồng Ca,  góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con dân tộc thiểu sổ.

Một số hình ảnh của đoàn đại biểu các tỉnh, thành thăm một số mô hình sản xuất, chế biến nông lâm sản, bảo tồn các giá trị văn hóa tại các xã Hồng Ca, Tân Đồng, Đào Thịnh, huyện Trấn Yên:

+ Tại xã Hồng Ca:


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc cùng đoàn đại biểu các tỉnh, thành tìm hiểu mô hình trồng, chế biến tre măng Bát độ ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca



Đoàn đại biểu các tỉnh, thành tìm hiểu mô hình trồng,chế biến tre măng Bát độ, trồng quế, trồng cam trên đất dốc tại một số hộ gia đình tiêu biểu ở thôn Khuôn Bổ.  



Đến thăm thôn NTM Khuôn Bổ, các đại biểu được thưởng thức không gian văn hóa đậm bản sắc dân tộc Mông thông qua các tiết mục văn nghệ, múa khèn, thổi sáo, trò chơi ném pao và giã bánh dày... 

+ Tại xã Tân Đồng:

Cũng trong sáng 2/12, đoàn đại biểu 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ và Văn phòng Điều phối XDNTM Trung ương đã có chuyến tham quan mô hình xây dựng nông thôn mới tại hai xã Tân Đồng và Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.

Khi bắt tay xây dựng NTM, Tân Đồng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên. Thời điểm đó, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân còn nghèo nàn lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp. 

Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đầu tư của Nhà nước cùng sự chung tay vào cuộc của người dân, năm 2015, xã Tân Đồng được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới và thoát ra khỏi xã đặc biệt khó khăn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao giá trị. 

Hiện nay thu nhập bình quân theo đầu người của người dân trong xã tăng từ 11 triệu đồng năm 2011 lên 43 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo từ 43% xuống còn 2,5%. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ. Quốc phòng- an ninh luôn đảm bảo ổn định. Bản sắc văn hóa xã hội được giữ gìn, phát huy.

Riêng thôn Khe Loóng, xã Tân Đồng được huyện Trấn Yên và tỉnh Yên Bái chọn làm điểm để xây dựng mô hình thôn nông thôn mới gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Trong chuyến tham quan, đoàn đại biểu các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã đến thăm mô hình trồng quế của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Dương, thôn Đồng Đát, xã Tân Đồng; tham quan gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương; trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới với chính quyền xã Tân Đồng.



Đoàn đại biểu tham quan mô hình trồng quế hữu cơ tại hộ ông Nguyễn Xuân Dương, thôn Đồng Đát, xã Tân Đồng. (Ảnh: Đình Nguyên)




Đoàn tham quan giao lưu văn hóa văn nghệ với nhân dân thôn Khe Loóng, xã Tân Đồng. 
(Ảnh: Đình Nguyên) 

+ Tại Hợp tác xã Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh:   



Đoàn tới thăm mô hình HTX Quế hồi Việt Nam, được thành lập năm 2017 với số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. HTX liên kết với Công ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam tiêu thụ sản phẩm quế hữu cơ cho người dân của xã Đào Thịnh và các xã lân cận. Hàng năm xuất khẩu trên 1.000 tấn sản phẩm quế các loại sang thị trường Anh, Mỹ, Hàn Quốc...                                      

 Hồng Duyên - Quang Thiều

Tags mô hình sản xuất chế biến nông lâm sản bảo tồn các giá trị văn hóa huyện Trấn Yên

Các tin khác
Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải kiểm tra mô hình trang trại phát triển kinh tế tại xã Nậm Khắt.

Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Yên Bái đã tạo nên những “kỳ tích” khi có gần 50% số xã và 2 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn và nâng cao thu nhập của nhân dân.

Xã vùng cao Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đang làm nên những kỳ tích trong quá trình xây dựng nông thôn mới với cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Các tuyến đường giao thông trong xã đã cơ bản được kiên cố hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế trao đổi, giao thương hàng hóa.

Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ An Thịnh tập trung chỉ đạo các thôn khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để trồng rừng kinh tế, thâm canh tăng vụ, chăn nuôi, phát triển dịch vụ, công nghiệp chế biến các sản phẩm quế...

Con đường mới sẽ giúp đồng bào xã Khai Trung phát triển kinh tế.

Mặc dù là một xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, nhưng ngay khi có chủ trương làm đường giao thông về thôn, xóm, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Khai Trung đã không ngần ngại hiến đất và tài sản trên đất để làm đường giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục