Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao vùng khó khăn

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/6/2021 | 7:32:52 AM

YênBái - Với sự tài trợ của tổ chức Đoàn kết Quốc tế (SODI), Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai thực hiện “Dự án Quản lý cộng đồng và nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số Tày, Mông nhằm cải thiện điều kiện sống” tại xã khó khăn của huyện Trấn Yên với tổng kinh phí 3,7 tỷ đồng.

Người dân thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tham gia bàn bạc khi thực hiện các tiểu dự án.
Người dân thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tham gia bàn bạc khi thực hiện các tiểu dự án.

Thôn Khe Tiến, xã Hồng Ca hiện có 83 hộ, 480 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Ngày 17/5 vừa qua, công trình đường giao thông thôn Khe Tiến có chiều dài 220 mét, rộng 2,5 mét, dày 18 cm kết cấu mặt đường xi măng, cát, sỏi với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng đã hoàn thành. 

Trong đó, Dự án hỗ trợ 100 triệu đồng, còn lại do người dân đóng góp. Quá trình thực hiện, bên cạnh việc đóng góp ngày công lao động, người dân còn trực tiếp quản lý, giám sát từ xây dựng kế hoạch, thiết kế, mua nguyên vật liệu đến thi công công trình. 

Ông Vàng A Củ, thôn Khe Tiến chia sẻ: "Năm 2020, thôn được Dự án hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, con đường vào khu sản xuất dài 200 mét. Nay thôn lại được hỗ trợ thêm hai đoạn đường vào khu sản xuất với tổng chiều dài 220 mét chúng tôi rất mừng. Việc ra vào khu sản xuất của chúng tôi thuận tiện hơn rất nhiều”. 

Cùng với Khe Tiến, thôn Bản Khun được Dự án đầu tư hai tiểu dự án trong giai đoạn 2. Tiểu Dự án 1 là cải thiện nước cho cánh đồng Cây Khế, đảm bảo nước cho 6 ha với hệ thống mương 200 mét, rộng 30 cm, cao 30 cm, dày 10 cm với tổng trị giá gần 85 triệu đồng. Tiểu Dự án 2 là đường điện "Thắp sáng đường quê” chiều dài 2,5 km, trị giá trên 42 triệu đồng. 

Công trình hoàn thành giúp 137 hộ, 527 nhân khẩu có điện thắp sáng, đảm bảo an ninh và đường mương dẫn nước cho cánh đồng Cây Khế. Đến nay, các tuyến đường chính, đường nhánh vào tận các hộ dân đến các khu sản xuất trên địa bàn xã đã cơ bản hoàn thành. Người dân phấn khởi lao động sản xuất nâng cao đời sống. 

Theo ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca, trước kia, người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước, từ khi tham gia xây dựng nông thôn mới và tiếp tục tham gia Dự án của SODI, người dân đã chủ động trong phát huy trách nhiệm, chung tay xây dựng đường điện thắp sáng, đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương nội đồng. Người dân hăng hái tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công để làm các con đường vào khu sản xuất, mương dẫn nước... góp phần để Hồng Ca phấn đấu nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Minh Huyền

Tags Trung tâm Hỗ trợ phát triển Dự án Quản lý cộng đồng nâng cao năng lực phụ nữ trẻ em nông thôn mới nâng cao vùng khó khăn

Các tin khác
Nhân dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Hết năm 2020, huyện Văn Chấn có 6/21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau khi được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), huyện Trấn Yên tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí bằng việc xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu và đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng.

Một buổi họp bản tuyên truyền về xây dựng bản nông thôn mới ở bản Xéo Dì Hồ A - bản phấn đấu đạt nông thôn mới vào năm 2021 của xã Lao Chải.

Xây dựng nông thôn mới (NTM) không dễ, xây dựng NTM ở huyện nghèo như Mù Cang Chải lại càng khó. Bởi vậy, với phương châm có nhiều bản NTM sẽ có xã NTM, từ cuối năm 2018, huyện Mù Cang Chải đã lựa chọn mỗi xã 2 bản tại 13 xã để xây dựng bản điểm NTM.

Nhà văn hóa thôn Trực Thanh được xây mới, trị giá trên 450 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa.

Để đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, xã Bảo Hưng chỉ đạo các thôn huy động nhân dân xây mới, tu sửa nhà văn hóa thôn. Đến nay, toàn xã có 4/7 nhà văn hóa thôn đạt tiêu chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục