Phát triển giao thông nông thôn ở Trấn Yên: “Cú huých” tạo sức bật

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/8/2021 | 1:48:35 PM

YênBái - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Trấn Yên phấn đấu kiên cố hóa 250 km đường giao thông nông thôn (GTNT). Theo đó, kế hoạch đề ra, mỗi năm huyện thực hiện kiên cố hóa 50 km. Hết 6 tháng đầu năm 2021, huyện đã thi công 39,5 km, bằng 78,9% kế hoạch cả năm.

Đồng bào Mông thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên làm đường giao thông.
Đồng bào Mông thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên làm đường giao thông.

Hết năm 2020, huyện Trấn Yên đã kiên cố hóa được 625,5 km/817,2 km đường GTNT; trong đó, đường cấp xã kiên cố hóa được 63,2 km, đạt tỷ lệ cứng hóa 100%; đường trục thôn, xóm và đường liên thôn xóm kiên cố hóa được 297,4/368 km, đạt tỷ lệ 80,8%; đường ngõ xóm kiên cố hóa được 247/386 km, đạt tỷ lệ cứng hóa 64%; đường nội đồng kiên cố hóa được 17,9/46,8 km, đạt tỷ lệ cứng hóa 38,2%. 

Bên cạnh đó, ngày 16/12/2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 73 về thông qua Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3446 phê duyệt Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 

Trong đó, các xã thuộc khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II của huyện Trấn Yên đã được Nhà nước hỗ trợ vật liệu chính như: xi măng, cát, sỏi; các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp vật liệu phụ, thuê máy trộn bê tông, nhân công, hiến đất, tự giải phóng mặt bằng; các xã còn lại được Nhà nước hỗ trợ xi măng đến chân công trình (đã bao gồm thuế VAT). Như vậy, đến nay, các thôn: Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu thuộc xã Hồng Ca; thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh là thôn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ vật liệu chính như: xi măng, cát, sỏi. Các thôn, bản còn lại chỉ được hỗ trợ xi măng để làm đường GTNT. 

Đối với đường mở mới, Nhà nước hỗ trợ nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/1 km; đường mở rộng nền, Nhà nước hỗ trợ mở rộng nền đường lên tới 3,5 m theo tỷ lệ Nhà nước hỗ trợ 70 triệu đồng/3,5 m x 3,5 m bề rộng mặt đường hiện tại...

Được biết, huyện đã triển khai phê duyệt đầu tư trên 50 công trình với tổng chiều dài 40,7 km do xã làm chủ đầu tư, gồm các nguồn vốn: ngân sách huyện hỗ trợ xi măng theo cơ chế của Đề án với tổng số 15,1 km đã được UBND huyện phê duyệt, khối lượng thực hiện đến ngày 7/7/2021 là 11,5 km; nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa với tổng số 3,67 km đã được UBND huyện phê duyệt. Đến ngày 7/7/2021, các xã đang giải phóng mặt bằng và thi công nền đường; nguồn vốn theo Đề án phát triển GTNT tỉnh với tổng số 20,88 km đã được phê duyệt. 

Nhằm tiếp tục huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, ưu tiên cho phát triển GTNT, thời gian tới, Trấn Yên tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng GTNT đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; có cơ chế đặc thù khai thác vật liệu tại chỗ, huy động sự tham gia giám sát của nhân dân về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT; coi trọng chất lượng xây dựng công trình và tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông... và phấn đấu hết quý IV sẽ kiên cố hóa 50 km theo đúng tiến độ, kế hoạch.

Trần Ngọc

Tags giao thông nông thôn Trấn Yên tạo sức bật "Nhà nước và nhân dân cùng làm” bản đặc biệt khó khăn

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục