Chứng khoán ngày 20/11: Cổ phiếu lớn vẫn giảm sâu
- Cập nhật: Thứ ba, 20/11/2007 | 12:00:00 AM
Hầu hết các mã lớn tại hai sàn đều tiếp tục giảm sâu, chỉ số chung của thị trường lại đảo chiều.
![]() |
Kỳ vọng chung là sự sôi động trở lại vào thời điểm cuối năm.
|
Trên sàn Tp.HCM, hầu hết những tên tuổi lớn, có ảnh hưởng lớn tới VN-Index đều giảm giá.
Ngoài NAV, TTP và SAM, 16 mã “xanh” còn lại tập trung ở nhóm cổ phiếu có thị giá thấp, phổ biến dưới 50.000 đồng/đơn vị. Trong đó có những mã tăng trần như BBT, BTC, SAF.
Phiên này, SFI thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền, giá mới ở mức trần 101.000 đồng/cổ phiếu, thay cho mức 249.000 đồng trước đó.
Đó là những diễn biến giá tích cực nhất của phiên, bởi hôm nay có tới 88 mã giảm. VN-Index đảo chiều, xuống còn 983,52 điểm, giảm 15,23 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh vẫn “lình xình” ở mức thấp: 7.344.480 đơn vị, với 750 tỷ đồng.
Kết quả trên tiếp tục cho thấy thị trường đang ở giai đoạn “ngưng đọng”, thiếu thông tin, sự kiện hỗ trợ. Thậm chí một số nhà đầu tư còn tạm thời đứng ngoài cuộc, đặt “mục tiêu” 900 điểm để mua vào.
Sự bi quan đó có ở đà giảm sâu của hầu hết các mã lớn. Những tên tuổi như STB, VNM, SSI, FPT, VIC, SJS, REE, PVD, PPC, DPM, DHG, BMC, SC5, HPG… đều đồng loạt giảm giá.
Với diễn biến hiện nay, động lực duy nhất để thị trường có thể sôi động trở lại là sự tích lũy tính hấp dẫn của giá cổ phiếu sau chuỗi sụt giảm. Sự sôi động đó dự báo sẽ không còn xa ở kỳ vọng chung của thị trường vào thời điểm cuối năm.
Ghi nhận tại một số công ty chứng khoán tuần qua, lượng tiền nhà đầu tư nộp vào có dấu hiệu tăng lên, chuẩn bị cho đợt giải ngân cuối năm. Điều này trái ngược với sự cằng thẳng về phút cuối của lộ trình thực hiện Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng trên thực tế, có những trường hợp vẫn “lách” Chỉ thị 03 khá thuận lợi. Ở đây liên quan đến đạo đức tín dụng (vay chuyển mục đích từ tín dụng tiêu dùng) cùng với sự hỗ trợ nhất định của một số đầu mối. Theo đó, theo con đường không chính thống, vốn từ nhà băng vẫn có thể chuyển vào thị trường.
Trở lại phiên giao dịch hôm nay, sự ảm đạm trên sàn Tp.HCM cũng tương tự trên sàn Hà Nội. HASTC-Index đảo chiều, còn 340,12 điểm; khối lượng và giá trị giao dịch nhích nhẹ lên 2,4 triệu đơn vị với hơn 265 tỷ đồng.
C92 và CDC là hai mã nổi bật nhất trong một phiên không có nhiều mức tăng mạnh. C92 tăng trần 7.000 đồng/cổ phiếu; CDC tăng 8.500 đồng/cổ phiếu. Hầu hết các mã lớn tại đây đều giảm giá.
(Theo Vneconomy)
Các tin khác
![Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ góp mặt trong đợt IPO của Vietcombank.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/37987_quy.jpg)
Ngày 19.11, Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đã có cuộc gặp gỡ báo chí để đưa ra một số thông tin chính thức, chấm dứt các tin đồn về tiến trình IPO của ngân hàng này.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới (19/11) tại sàn Tp.HCM, chỉ số Vn-Index thay đổi không đáng kể so với phiên trước, chỉ tăng 0,53 điểm, đóng cửa ở mức 998,75 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn trong xu hướng giảm. Nếu như phiên cuối tuần trước, khối lượng giao dịch giảm tới gần 60% thì hôm nay giảm thêm hơn 20%.
![(Ảnh TNO)](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/37922_chung.jpg)
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán đã tụt giảm liên tục qua các ngày giao dịch. Một số nguyên nhân có thể lý giải cho sự tụt giảm này:
![Nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ thông tin trước khi mua cổ phiếu.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/37896_chung.jpg)
Trong 3 tháng qua, nhiều Cty cổ phần có tên tuổi trên thị trường “âm thầm” nhưng gấp gáp phát hành cổ phiếu riêng lẻ để thành lập những Cty cổ phần mới “ăn theo” thương hiệu Cty mẹ.