TTCK 10/3: Đột biến về lượng giao dịch
- Cập nhật: Thứ hai, 10/3/2008 | 12:00:00 AM
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của một tuần mới (10/3), Vn-Index và HaSTC-Index tiếp tục ghi điểm mạnh. Đáng chú ý trong phiên này là khối lượng giao dịch tại 2 sàn đều tăng đột biến, đạt lần lượt 27 triệu đơn vị và 13 triệu đơn vị.
Trước phiên giao dịch hôm nay, thị trường đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ. Ngoài việc bắt đầu mua cổ phiếu của TCty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC), thì thông tin tốt nữa là trong những giải pháp chính hỗ trợ thị trường chứng khoán mà Bộ Tài chính vừa xác định, có điều hòa IPO đảm bảo mục tiêu thực hiện chủ trương kế hoạch cổ phần hoá doanh nghệp doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cân đối cung cầu theo tình hình thị trường tại từng thời điểm; chưa đánh thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong năm 2008; giãn lịch phát hành ra công chúng giảm tốc độ tăng cung hàng hoá; cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của công ty đại chúng chưa niêm yết với hạn mức 40%.
Trở lại phiên giao dịch, tại sàn Tp.HCM, đợt khớp lệnh đầu tiên đã cho thấy thị trường sẽ tiếp tục có một phiên đi lên mạnh khi Vn-Index ghi 27,49 điểm. Sau đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số chung của thị trường tăng 17,39 điểm. Kết thúc phiên, Vn-Index ghi 18,15 điểm (+2,83%), chốt ở mức 658,29 điểm. Như vậy, đây là phiên thứ 3 liên tiếp, chỉ số VN-Index tăng mạnh.
Dù số mã cổ phiếu tăng giá không còn dày đặc như phiên trước nhưng tiếp tục chiếm áp đảo: 114/153 mã tăng giá, 32 mã giảm giá, 7 mã còn lại giữ ở giá tham chiếu. Nối tiếp hai phiên trước, nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn trên đà tăng giá mạnh: FPT, HPG, SJS, PVD, VNM, VSH, PPC, STB, DPM…, tăng từ 2.000-7.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, SSI quay đầu giảm 1.000 đồng/cổ phiếu.
Trong 32 mã giảm giá, BMC và TCT dẫn đầu thị trường, cùng giảm 9.000 đồng/cổ phiếu.
Khối lượng giao dịch đạt rất lớn: 27,313 triệu đơn vị, tăng hơn 2 lần so với phiên giao dịch trước; tương ứng giá trị giao dịch 1.625 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh lớn thể hiện rõ ở những mã đạt khối lượng khớp lệnh cao: STB (trên 3,6 triệu đơn vị), DPM (trên 2,7 triệu đơn vị), SSI (trên 2 triệu đơn vị).
Như vậy, khối lượng giao dịch tăng mạnh cho thấy việc mua vào đã thuận lợi hơn nhiều so với một số phiên trước, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy dấu hiệu về việc xả hàng.
Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch đạt cao chưa từng có: 13,050 triệu đơn vị, tăng gấp 5 lần so với phiên trước; trong đó ACB dần đầu thị trường với 1,112 triệu đơn vị-con số hiếm khi có được với 1 mã cổ phiếu trên sàn này.
Kết thúc phiên, với cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo, HaSTC-Index tăng thêm 7,56 điểm, lên mức 233,11 điểm.
(Theo HNMĐT)
Các tin khác
![Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp cần có tiếng nói chung để hỗ trợ thị trường phục hồi.](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/41471_ck.jpg)
Nội dung cuộc trao đổi giữa VnEconomy với ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phản ứng tích cực trước một loạt giải pháp hiệu quả để “cứu” thị trường của Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan.
![](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/41398_small_1362441.jpg)
Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 6/3, bảng giao dịch điện tử tại HOSE đã bao phủ một màu xanh. Hầu hết các cổ phiếu đều tăng kịch trần, lệnh mua tung ra ào ạt trong khi lệnh bán dè dặt, trái ngược với rất nhiều phiên giao dịch gần đây.
Trước sức ép bán ra ngày càng nhiều, chỉ số chứng khoán tại hai sàn TP.HCM và Hà Nội trong phiên giao dịch ngày 4/3 tiếp tục giảm, VN-Index còn 608,88 điểm (giảm 4,14%) và Hastc-Index cũng bị đánh bật khỏi mốc 200 điểm.