Khai mạc Lễ hội Tây Thiên xuân Giáp Ngọ 2014

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/3/2014 | 9:21:46 PM

Lễ hội Tây Thiên không chỉ là một lễ hội du lịch mà còn giáo dục truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ hội.
Hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ hội.

Sáng 15/3, huyện Tam Đảo đã tổ chức khai mạc Lễ hội Tây Thiên năm 2014. Tới dự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương và tỉnh Vĩnh Phúc cùng đông đảo nhân dân, du khách thập phương trong, ngoài tỉnh.

Chúc văn tại buổi lễ đã khái quát lịch sử truyền thống văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và tín ngưỡng thờ Mẫu trong lòng dân tộc nói chung. Theo truyền thuyết và các nghiên cứu lịch sử, ngay từ buổi bình minh của dân tộc, đã xuất hiện nhân vật mà công tích, hành trang và tên tuổi luôn gắn liền với Nhà nước Văn Lang từ thời các Vua Hùng dựng nước, để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của nhân dân. Đó là Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu - Chính Vương phi của Hùng Chiêu vương thứ VII.

Di tích chính thờ Bà tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Những năm gần đây, các công trình văn hóa trong quần thể khu danh thắng Tây Thiên đã được trùng tu, tôn tạo và xây dựng ngày càng khang trang, bề thế. Trong đó có các hạng mục như: Đền Thượng, đền Tam Tòa Thánh Mẫu, đền Cô Chín, đại Bảo Tháp; các khu dịch vụ và nhiều hạng mục công trình khác, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.

Lễ hội Tây Thiên không chỉ là một lễ hội du lịch mà còn giáo dục truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, góp phần bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hoá vùng núi Tam Đảo. Lễ hội Tây Thiên năm nay đã được huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn, văn minh, tạo ấn tượng rất tốt đẹp đối với du khách về hành hương.

Trong chương trình Lễ hội Tây Thiên, từ ngày 15/3 đến ngày 17/3/2014, sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc như: hát văn, hát chầu văn, Thi gói bánh chưng của đồng bào Sán Dìu; Thi trình bày mâm cỗ bánh dày, bánh chưng đẹp chọn ra mâm cỗ đẹp nhất dâng lên Quốc Mẫu tại Đền Thượng và nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, kéo co... thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

(Theo VOV)

Các tin khác
Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam.

Làng Vạn Phúc vừa đón nhận Quyết định công nhận kỉ lục Việt Nam “Làng nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam trao tặng theo giấy xác lập kỉ lục số 1485/KLVN/2014 chính thức từ ngày 14/2/2014.

Mực có rất nhiều cách để chế biến, nhưng đơn giản nhất là cho lên bếp than hồng nướng khi vừa bắt được từ dưới biển, rất thơm ngon.

Vào mùa hè, Cửa Lò, Nghệ An là nơi luôn hấp dẫn du khách không chỉ bởi các loại hình du lịch văn hóa, từ vạn chài sông nước đến các di tích lễ hội độc đáo mà còn nổi tiếng bởi những món đặc sản.

UBND TPHCM chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương thực hiện Đồ án quy hoạch Công viên Sài Gòn Safari, huyện Củ Chi.

Với 500 hình nộm khoác lên mình quân phục từ khắp nơi trên thế giới và hàng nghìn vũ khí quý hiếm, đây được đánh giá là bảo tàng đáng xem ở Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục