Tái hiện lễ dựng cây nêu ngày Tết ở hoàng cung Huế

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/2/2015 | 8:09:25 AM

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ thướng Nêu - một nghi lễ có ý nghĩa tâm linh của người Việt được tái hiện tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế).

Nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nghi thức dựng nêu đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế).
Nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nghi thức dựng nêu đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục dựng tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế).


 

Phần lễ bắt đầu bằng một đám rước có đầy đủ nghi thức cờ lọng, trống kèn, đội nhạc, đội vác nêu, lính hầu… xuất phát từ cửa Hiển Nhơn. Đám rước băng ngang sân sau điện Thái Hòa đến Thế Tổ Miếu.

 

Dưới triều Nguyễn khi cây nêu được dựng lên đồng nghĩa với việc ngày Tết cổ truyền của dân tộc bắt đầu. Đến ngày 25 tháng Chạp, triều đình không tiếp nhận văn thư, không đóng dấu nữa, ngày này làm lễ khóa ấn (cất ấn triện).

 

Cây nêu dài từ 7 m do một đội lính gánh trên vai đến trước Thế Miếu làm lễ dựng. Đoàn rước phải đi theo hàng lối thẳng, dưới sự chỉ đạo của người chịu trách nhiệm cầm ấn triện của nhà vua.

 

Theo quan niệm của người xưa, từ ngày 23 tháng Chạp những vị thần giữ cửa sẽ quay về chầu trời. Thời gian này, ma quỷ xuất hiện nhiều, để bảo vệ người dân khỏi bị xâm hại, một cây nêu được triều đình dựng lên với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, tiếng chuông, khánh, phướn treo trên đỉnh cây nêu sẽ đẩy lùi ma quỷ.

 

Dưới triều Nguyễn, nghi thức dựng nêu là dùng cây tre trên đó lấy tranh kết bốn dọc, ngang, treo một cái sọt đựng giấy tiền, cau trầu, bùa đào… để cúng thần linh, xua đuổi ma quỷ.

 

Khi đoàn rước đến Thế Tổ Miếu, một hương án với đầy đủ vật phẩm, hương hoa được bày biện sẵn trên sân trước Hiển Lâm Cát (Thế Tổ Miếu). Dưới sự chủ trì của chủ tế và một số vị chức sắc trong hoàng tộc, cây nêu bằng tre sau đó được dựng lên ở giữa sân.

 

Sau lễ cúng, những vật phẩm như chuông, khánh, phướn, ấn tín của vua… được buộc ở đỉnh cây nêu trước khi nêu được cắm xuống đất.

 

Người xưa quan niệm, khi thấy hình ảnh cây nêu lấp ló trên những bức tường thành của chốn hoàng cung, nhà dân mới bắt đầu tiến hành dựng nêu ăn Tết.

 

Đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch, cây nêu sẽ được hạ xuống và mọi công việc trong triều đình sẽ trở lại bình thường.

 

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, việc phục dựng thành công nghi thức dựng nêu sẽ giúp du khách hiểu hơn về những giá trị văn hóa đặc sắc của triều Nguyễn trong các lễ tết xưa.

 

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Danh thắng Yên Tử là điểm nhấn quan trọng trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của vùng Hà Nội - Hải Phòng và khu vực phía Bắc.

Hội An miễn phí vé tham quan 21 di tích vào dịp Tết Nguyên đán - ảnh 1Chùa Phúc Kiến (Hội An) sẽ được miễn phí vé vào tham quan vào dịp Tết Nguyên đán.

Để đón khách đến tham quan Hội An (Quảng Nam) vào những ngày Tết Nguyên đán, chính quyền TP.Hội An quyết định sẽ miễn phí vé tham quan khu phố cổ cùng nhiều điểm tham quan ở thành phố này.

Lễ hội văn hóa dân tộc và Phật giáo với chủ đề “Xuân phương Nam” đã được tổ chức tại chùa Phổ Quang (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mùa lễ hội năm 2015, lãnh đạo Bộ và Thanh sẽ có những cuộc kiểm tra đột xuất...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục