Vùng rượu Champagne và Bourgogne trở thành di sản thế giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/7/2015 | 8:14:34 AM

Các vùng sản xuất rượu Champagne và Bourgogne của Pháp vừa được Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới ở hạng mục "cảnh quan văn hóa".

Các đồi nho xung quanh thị trấn Épernay được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Các đồi nho xung quanh thị trấn Épernay được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo đó, ba địa danh tiêu biểu ở vùng Champagne, nơi có truyền thống làm rượu vang từ bốn thế kỷ nay được Ủy ban chuyên trách UNESCO tôn vinh là Đại lộ Champagne ở thị trấn Épernay - nơi đặt cơ sở kinh doanh của các thương hiệu Champagne nổi tiếng nhất như Mercier, Moët & Chandon, Perrier-Jouët,..... ; ngọn đồi Saint-Nicaise ở thành phố Reims gồm một hệ thống đường hầm rượu dài hàng chục cây số có từ thời Trung cổ, nơi lưu giữ các loại rượu vang và ngọn đồi trồng nho Hautvillers, nằm ở ngoại thành thị trấn Épernay.

Đặc biệt, Hautvillers được xem là địa danh quan trọng nhất vì chính tại ngôi làng Hautvillers, tu sĩ Dom Perignon đã tình cờ phát hiện quá trình lên men tự nhiên của rượu Champagne và sau đó được đưa vào khai thác để trở thành một trong những thương hiệu rượu Champagne đắt nhất thế giới.

Trong đợt này, UNESCO cũng công nhận hai địa danh của vùng Bourgogne là Côte de Nuits và Côte de Beaune - nơi có truyền thống trồng nho và làm rượu trong nhiều thế kỷ, là di sản văn hóa thế giới.

Hai loại rượu đặc trưng Romanée-Conti và Montrachet của vùng này được đánh giá là loại rượu đắt tiền nhất thế giới theo bản xếp hạng thường niên của giới thương gia quốc tế, trong đó, mỗi chai Romanée-Conti có giá trung bình khoảng 13.000 euro.

Được xem là một trong những biểu tượng của nước Pháp, với sản lượng xuất khẩu hàng năm giao động từ 300-330 triệu chai, ngành sản xuất rượu Champagne đem về cho quốc gia này 4,5 tỷ euro/năm.

Sự kiện UNESCO công nhận các địa danh Champagne cũng như Bourgogne là di sản văn hóa thế giới sẽ tạo cơ hội phát triển hơn nữa ngành du lịch của hai vùng này, ước tính giúp tăng ít nhất 20% lượng du khách tới tham quan.

Trước đó, năm 2014, Quốc hội Pháp đã công nhận các sản phẩm của vùng Champagne thuộc hàng di sản quốc gia.

                                                                                          (Theo TTXVN)

Các tin khác
Du khách nước ngoài chụp ảnh lưu niệm với gia đình chị Lường Thị Hồng Chung, bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Trong các chuyến du lịch đến Mường Lò, một trong những điều khiến du khách vô cùng thích thú chính là “tour” du lịch cộng đồng với phong cách độc đáo, giúp du khách tìm hiểu về ẩm thực nhà sàn. Du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn thơm ngon, lạ miệng mà còn được chiêm nghiệm về triết lý nhân sinh trong quan niệm về cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc qua lời kể của những người phụ nữ Thái Mường Lò.

Chương trình nghệ thuật trong Festival Biển 2013.

Với chủ đề “Hòa bình và sáng tạo”, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2015 (Festival Biển 2015) diễn ra từ ngày 11 - 14/7 tại TP.Nha Trang, nhằm giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế một điểm đến hiền hòa, thân thiện...

Cua sốt ớt Singapore.

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng 50 năm Quốc khánh Singapore, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội phối hợp với khách sạn Sheraton H​anoi tổ chức “Chương trình Ẩm thực Singapore SG50”, diễn ra từ ngày 8/7-2/8, tại nhà hàng Oven D’or.

Một góc Vườn thực vật Singapore.

Truyền thông Singapore đưa tin Vườn ​thực vật Singapore (Singapore Botanic Gardens) đã trở thành địa điểm Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), sau khi được xướng danh tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra tại Bonn (Đức) hôm 4/7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục