Sẽ có biện pháp quyết liệt chấn chỉnh công tác tổ chức quản lý lễ hội
- Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2016 | 8:04:20 AM
Những lễ hội năm trước bận tâm thì năm nay lại được cải thiện, như Hội Gióng, Ném Thượng… Nhưng năm nay lại có những lễ hội khác, vấn đề khác.
Cảnh chen chúc thường thấy trong lễ hội Khai ấn Đền Trần, Nam Định.
|
Mặc dù Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý tổ chức lễ hội nhưng mùa lễ hội năm nay, tình trạng mất an ninh trật tự, bạo lực vẫn xảy ra tại một số lễ hội như Lễ hội cướp phết Hiền Quan, Phú Thọ; Lễ khai ấn Đền Trần, Nam Định, Hội Gióng - Hà Nội...gây bức xúc trong dư luận. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Phan Đình Tân, Chánh văn phòng- Người phát ngôn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về vấn đề này.
PV: Thưa ông, công tác tổ chức và quản lý lễ hội sau vài năm đi vào trật tự, được đánh giá cao thì đến mùa lễ hội năm nay lại diễn ra hiện tượng xô đẩy, tranh cướp hay leo lên bàn thờ để cướp lộc ở một số lễ hội, theo ông, những nguyên nhân này là do đâu?
Ông Phan Đình Tân: Cũng có thể nói là sự vào cuộc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, sự quan tâm của các cấp, tổ chức các đoàn đi thanh tra và kiểm tra trước, trong và sau tết cũng mang lại hiệu quả nhất định. Đặc biệt những lễ hội năm trước bận tâm thì năm nay lại được cải thiện, ví dụ như Hội Gióng, Ném Thượng… Thế nhưng năm nay lại có những lễ hội khác, có những vấn đề mà báo chí đưa lên, thì rõ ràng ở đây có rất nhiều nguyên nhân.
Trong đó có nguyên nhân là sự quá tải của người đến dự lễ hội và những hành vi vượt quá giới hạn không được kiểm soát, đồng thời ban tổ chức ở nơi tổ chức lễ hội cũng chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa đưa ra được phương án nào tối ưu hơn. Rõ ràng đang đặt ra câu hỏi cho cơ quan quản lý nhà nước, cho Ban tổ chức địa phương nên hiểu, nên phân tích cho rõ và nên có những giải pháp cụ thể hơn.
PV: Như ông nói thì việc quá tải người đến lễ hội là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự, xô đẩy, giành giật...ở các lễ hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng càng thu hút được nhiều du khách đến với lễ hội thì địa phương càng có thêm nguồn thu và hầu như ban tổ chức nào cũng mong mỏi điều này?
Ông Phan Đình Tân: Một khu di tích lịch sử Quốc gia thu hút một lượng du khách đến đó là điều đáng mừng, đến để chiêm ngưỡng, đến để ghi nhớ công ơn tổ tiên của chúng ta, đến để mà thưởng ngoạn. Nhưng trong đó đương nhiên là có lợi ích, còn chuyện vật chất, ý nghĩa mang lại đối với xã hội như thế nào. Tôi ví dụ là sau này với những vật chất đấy chúng ta có công khai minh bạch hay không, quản lý có đúng quy định không, có mang lại hiệu quả cho khu di tích ấy không… như nâng cấp, bảo vệ, bảo tồn, phát triển, đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Đó là những điều chúng ta khuyến kích nhưng mà phải đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đảm bảo yếu tố văn hóa trong khai thác tất cả các dịch vụ lễ hội về văn hóa, chứ không phải bất chấp chỉ vì nguồn thu. Chính vì vậy tôi nói là địa phương, ban tổ chức, nơi tổ chức mà để xảy ra những chuyện đó là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
PV: Có một thực tế là, trước mỗi mùa lễ hội Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành rất nhiều văn bản cũng như tổ chức các đoàn thành tra, kiểm tra, tuy nhiên công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở một số địa phương chưa thể đi vào quy củ. Phải chăng các quyết định hành chính đã không được thực thi nghiêm túc?
Ông Phan Đình Tân: Dường như đâu đó là có. Ví dụ như có một số địa phương vẫn tổ chức hội trọi trâu, mặc dù Bộ đã có văn bản yêu cầu dừng. Chắc chắn chuyện đó người ta đặt ra một câu hỏi: “Chắc chắn vì lợi ích vật chất?”. Tôi cũng tha thiết bây giờ kiểm tra lại, rà soát lại địa phương nào vi phạm. Có thể là nhắc nhở, có thể là khiển trách, có những chế tài cụ thể, bởi kỷ luật hành chính là kỷ luật mệnh lệnh, phải nghiêm túc, chứ không thể để nhờn như thế được.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang giao các cơ quan chức năng rà soát, đánh giá lại những cơ quan nào thực hiện nghiêm, những địa phương nào thực hiện chưa nghiêm. Sau đó sẽ đề đạt, báo cáo lên trên Bộ và Chính phủ sẽ chỉ đạo. Vi phạm đến đâu xỷ lý đến đó. Cần nhất là chúng ta lập lại trật tự, kỷ cương, mệnh lệnh hành chính phải nghiêm túc. Sống trong một đất nước mà pháp luật điều chỉnh mọi hành vi thì chúng ta phải căn cứ vào pháp luật, căn cứ vào mệnh lệnh hành chính.
Ông Phan Đình Tân: Đương nhiên là Bộ sẽ nghiên cứu và có những biện pháp mạnh hơn. Để làm sao giữ được trật tự, làm sao trả lại lễ hội thực sự là lễ hội văn hóa chứ không phải là lễ hội của bạo lực, của đánh nhau, cướp nhau. Trong những lễ hội như vậy ta có thể đặt những camera, yêu cầu mọi người xếp hàng, ai tranh giành nhau quay lại hết. Quan hay là dân trước pháp luật đều bình đẳng, đặc biệt là quan ở đây là công chức nhà nước thì càng phải mẫu mực hơn. Nhưng mùa lễ hội chưa qua nên Bộ vẫn đang theo dõi và Bộ đã giao các cơ quan chức năng như là Thanh tra, như là Cục Văn hóa Cơ sở để tổng hợp báo cáo Bộ, để có tham mưu cho năm tới.
Trong những lễ hội như vậy ta có thể đặt những camera, yêu cầu mọi người xếp hàng, ai tranh giành nhau quay lại hết. Quan hay là dân trước pháp luật đều bình đẳng, đặc biệt là quan ở đây là công chức nhà nước thì càng phải mẫu mực hơn.
PV: Vâng xin cảm ơn ông.
(Theo VOV)
Các tin khác
Đó là yêu cầu của Tổng cục Du lịch với các địa phương sau liên tiếp những vụ việc du khách nước ngoài tử nạn khi du lịch mạo hiểm.
Nhằm hưởng ứng và quảng bá cho Năm du lịch Quốc gia Tây Bắc-Lào Cai 2017, Điện Biên sẽ tổ chức Lễ hội Hoa Ban 2016 và Lễ Công bố Quy hoạch phát triển tổng thể Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ- Pá Khoang vào tháng 3 tới đây.
Sáng 25/2, Tổ thường trực Ban Chỉ đạo Hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã họp nhằm thảo luận về Kế hoạch hợp tác của 8 tỉnh và các hoạt động triển khai Chương trình Năm Du lịch quốc gia 2017 sẽ được tổ chức tại Lào Cai và các tỉnh Tây Bắc.
YBĐT – Đền Đại Cại ngày Rằm tháng Giêng. Hôm nay chính lễ người dân địa phương làm lễ dâng hương cùng các lễ vật vào đền báo công với bà chúa quân lương Vũ Thị Ngọc Anh theo nghi lễ truyền thống cùng các hoạt động của Lễ hội diễn ra tưng bừng náo nhiệt.