Đông Cuông – đến hẹn lại lên

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2018 | 9:55:05 AM

YBĐT – Cứ mỗi dịp xuân mới, du khách thập phương lại đổ về đền Đông Cuông không chỉ để tận hưởng cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn để hành hương chiêm bái, cầu năm một năm mới an lành, hạnh phúc. Đền Mẫu Đông Cuông là một trong những điển hình của tục thờ mẫu Tam phủ của người Việt, đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nằm ở tả ngạn thượng lưu sông Hồng, đền Đông Cuông thuộc thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là "Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. 


Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm, Đền Mẫu Đông Cuông còn tôn thờ các vị anh hùng dân tộc với ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an. Lễ hội đền Đông Cuông được tổ chức hai lần trong năm vào ngày Mão đầu tiên của tháng Giêng và tháng Chín (Âm lịch). 

Đông đảo du khách tại Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại Đền Đông Cuông 

Trong tâm thức của người dân, Mẫu Thượng Ngàn đã trở thành con người thực hoá thân vào sông núi. Do đó, tại đền Mẫu Đông Cuông có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một hình thức diễn xướng dân gian mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh huyền bí. Năm 2017, tỉnh Yên Bái tổ chức Festival Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại Đền Đông Cuông thu hút sự tham gia của 54 bản hội đến từ 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại đây tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được các bản hội tái hiện một cách sinh động cùng với nét văn hóa đặc sắc của tục thờ Mẫu Thượng ngàn ở Đông Cuông đã mang đến cho du khách những ấn tượng khó quên. 

Hàng năm, các con nhang đệ tử thanh đồng trên mọi miền đất nước thường hành hương về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh, để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống. Những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc tại đền Mẫu Đông Cuông sẽ càng tạo cho ngày hội vùng thượng lưu sông Hồng thêm sức sống của mùa xuân mới.


Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại Đền Đông Cuông.

Một mùa xuân mới lại về trên quê hương, đền Đông Cuông lại tiếp tục là điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh với du khách gần xa. Đặc biệt, xuân Mậu Tuất này trong Lễ hội đền Đông Cuông sẽ có thêm gian trưng bày báo xuân của Hội Nhà báo Yên Bái sẽ giúp du khách gần xa hiểu thêm nét văn hóa của các dân tộc vùng cao Tây Bắc để thêm yêu văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Minh Huyền – Đức Toàn   

Các tin khác
Lễ hội Gò Đống Đa.

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia.

YBĐT - Ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính của đình và đền Quy Mông, những người con xa quê hay du khách thập phương đều tìm về để thắp một nén hương thành kính cầu một năm mới bình an, may mắn. Đây hứa hẹn sẽ là điểm du lịch văn hoá tâm linh lý tưởng đón khách trong mỗi dịp đầu xuân mới.

Ảnh minh họa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017.

Khách du lịch thăm quan tại thành phố Kamakura, Nhật Bản.

Trong một thập kỷ qua, Nhật Bản chứng kiến lượng khách du lịch từ Đông Nam Á tăng mạnh, trong đó Việt Nam là nước đứng đầu về tốc độ tăng trưởng với mức tăng 868%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục