Lễ hội Đền Hùng năm 2022: Không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 2:49:16 PM

Do dịch COVID-19 diễn biến phúc tạp, tỉnh Phú Thọ quyết định không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Dần 2022.

Cuộc họp về tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2022 của tỉnh Phú Thọ
Cuộc họp về tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2022 của tỉnh Phú Thọ

Tại cuộc họp về việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 do UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức ngày 15/2, Sở VHTT&DL tỉnh trình dự thảo kế hoạch tổ chức sự kiện này gắn với kỷ niệm 10 năm "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" được UNESCO công nhận là "Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".

Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2022 có chủ đề: "Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương" được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Thời gian tổ chức 5 ngày, bắt đầu từ mùng 6/3 đến hết ngày 10/3 âm lịch (từ 6-10/4/2022).

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang nhấn mạnh tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, việc tổ chức phần lễ phải đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính; phần hội gắn với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, hướng về nguồn cội.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường như hiện nay, phần lễ, bao gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tổ chức vào ngày 6/3 âm lịch. Lễ Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch.

Về phần hội, để bảo vệ sức khoẻ nhân dân và du khách, tỉnh không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người mà chỉ tổ chức một số hoạt động liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như: Đánh trống đồng, đâm đuống (giã gạo), diễn xướng hát Xoan tại các làng xoan cổ, múa rối nước, bơi chải truyền thống.

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định không tổ chức một số hoạt động như: Hội chợ Hùng Vương, Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Lễ hội đường phố… Bên cạnh đó, các hoạt động trong khuôn khổ "Ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc" do Bộ VHTT&DL dự kiến tổ chức tại Phú Thọ dịp này sẽ tạm dừng đến thời điểm phù hợp.

Nội dung kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012-2022) không tổ chức thành sự kiện riêng mà lồng ghép cùng hoạt động trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương.

* Trước đó, vào năm 2020 và 2021, Lễ hội Đền Hùng chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội do ảnh hưởng dịch COVID-19.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Nghi lễ rước nước linh thiêng, khai hội Xuân chùa Tam Chúc 2022. Ảnh minh họa

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Ninh Thị Thu Hương đã ký văn bản số 79/VHCS-NSVH gửi các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2022.

Du khách đi lễ chùa Hương.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn cho biết lượng khách tăng nhẹ so với các ngày hoạt động thử nghiệm, đạt 5.000 khách.

Mô hình du lịch cộng đồng Cương Chinh ở thôn Đêu 2, xã Nghĩa An đã đạt các tiêu chí của sản phẩm OCOP 4 sao.

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có 35 hộ làm du lịch cộng đồng hiệu quả; trong đó, 12 hộ tham gia vào Hợp tác xã (HTX) Du lịch Mường Lò. Phát huy thế mạnh về du lịch cộng đồng và thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), HTX đã xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng xã Nghĩa An và xã Nghĩa Lợi đạt tiêu chuẩn OCOP và được xếp hạng cao...

Năm nay, tỉnh Bắc Giang không tổ chức hội chùa Vĩnh Nghiêm để phòng chống dịch

Tỉnh Bắc Giang không tổ chức hội chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà để phòng chống dịch. Tuy nhiên, phần lễ theo nghi thức truyền thống ở hai chùa này vẫn được tiến hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục