Xây dựng danh thắng văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nói đến Mù Cang Chải, người ta thường nghĩ nhiều về một vùng núi non trùng điệp và hiểm trở. Quả đúng là như vậy, khi đến Mù Cang Chải, ai ai cũng phải ngạc nhiên vì vùng núi non cách trở ấy lại có những thửa ruộng bậc thang đẹp kỳ vĩ đến mê đắm lòng người. Chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang ấy không ai khác chính là bà con người Mông mà đức tính cần cù lao động hiếm có dân tộc nào sánh được.

Ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Mù Cang Chải.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Mù Cang Chải. (Ảnh: Hoàng Nhâm)

Một thửa ruộng bậc thang chỉ được hai đường bừa, dài vài chục mét có khi phải khai phá nửa năm mới hoàn thành. Có lẽ cũng vì thế mà hơn 90% người Mông trong tổng số trên 40 nghìn dân sống trong một địa bàn gần 1.200 km2 mà bao thế hệ mới khai phá được hơn nghìn ha ruộng nước. Những thửa ruộng của họ ở cứ từng cấp, từng cấp ôm viền theo triền núi. Cả 13 xã, thị trấn của Mù Cang Chải chỗ nào cũng có ruộng bậc thang, nhưng ruộng đẹp nhất phải nói đến địa bàn các xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Cao Phạ. Người thích ngắm ruộng bậc thang thường hay lên Mù Cang Chải vào hai thời điểm, đó là lúc ruộng đang vụ bừa cấy. Lúc này đất ruộng đã sạch cỏ, rạ và mặt trời chiếu xuống nước ruộng tạo nên sự tương phản ánh sáng rất đẹp. Thời điểm thứ hai là khi lúa chín thì các triền núi được phủ lên lớp lớp sóng vàng.

Trước đây, người Mông ở Mù Cang Chải chỉ cấy một vụ và cấy bằng giống cũ nên bà con thường triền miên thiếu đói lương thực. Nhưng giờ đây nhiều vùng đã làm tăng vụ và cấy bằng những giống lúa mới cho năng suất cao nên toàn huyện đang hướng tới việc tự cân đối về lương thực. Nỗi lo cơm áo đã dần vơi bớt; dân trí cũng dần được nâng lên và con đường nhựa mới nối miền xuôi qua Mù Cang Chải thông với Lai Châu, Lào Cai làm cho người xe qua lại vùng này tấp nập hơn. Đây cũng chính là yếu tố để tỉnh quyết định mở hướng đầu tư cùng người Mông khai thác kinh tế ruộng bậc thang không chỉ ở khía cạnh canh tác lương thực mà còn cả trên phương diện bảo tồn danh thắng văn hoá ruộng bậc thang gắn với du lịch-thương mại.

Được biết, với sự giúp đỡ của Cục Di sản văn hoá thuộc Bộ Văn hóa - thông tin (VHTT), ngành VHTT tỉnh Yên Bái đang được tỉnh giao nhiệm vụ điều tra nghiên cứu khoa học cơ bản về ruộng bậc thang Mù Cang Chải; xác định trung tâm và quy hoạch bảo tồn, phát triển danh thắng văn hoá ruộng bậc thang ở các xã Chế Cu Nha và La Pán Tẩn; nghiên cứu các đặc trưng văn hoá vật thể, phi vật thể và môi trường sinh thái ở khu vực này. Hình thành cơ sở khoa học trong việc khai thác tiềm năng du lịch ở khu vực trung tâm danh thắng văn hóa ruộng bậc thang và vùng phụ cận... Tiếp xúc với một số cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái đang làm nhiệm vụ nghiên cứu thực địa, được biết những vấn đề cơ bản được quan tâm trong thời gian tới là sẽ triển khai nghiên cứu phương án quy hoạch các làng văn hoá người Mông tại các điểm có những tràn ruộng bậc thang rộng và đẹp nhất. Những làng này sẽ được định hướng bảo tồn các sinh hoạt văn hoá của tộc người Mông theo hướng bền vững của cả cộng đồng bao gồm: bảo tồn và phát triển văn hoá canh tác nông nghiệp, văn hoá  ẩm thực, trang phục, văn hoá văn nghệ dân gian, đầu tư hạ tầng cơ sở về đường giao thông, nhà nghỉ....hướng tới vừa bảo tồn các giá trị văn hoá vừa hướng tới khai thác hiệu quả kinh tế thông qua thương mại-du lịch theo tuyến Hà Nội-Phú Thọ-Yên Bái-Lai Châu-Lào Cai...Công việc xây dựng lên một trung tâm danh thắng văn hoá ruộng bậc thang chắc chắn còn nhiều việc ở phía trước, nhưng lộ trình và ý tưởng rất phù hợp với xu hướng chung trong tương lai. Vì vậy, chúng ta tin vào một ngày không xa, điều mà các cấp, ngành và bà con người Mông đang làm hôm nay sẽ trở thành hiện thực. Vẻ đẹp của ruộng bậc thang ở đây sẽ là điểm đến của du khách gần xa. Đời sống văn hoá, đức tính cần cù, sức sáng tạo của người Mông có sự hợp lực từ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ mang lại sự khởi sắc trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên cao nguyên Mù Cang Chải.

Hoàng Ly

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 16/5, UBND thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến của các cơ quan, đơn vị về thúc đẩy phát triển du lịch thị xã.

Nghi thức tế lễ tại Lễ hội giỗ Mẫu đền Tuần Quán

Thành phố Yên Bái là nơi chứa đựng nhiều di tích văn hóa tâm linh có từ nhiều thế kỷ với tín ngưỡng dân gian phong phú, đặc sắc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu với nhiều lễ hội, nghi lễ và lễ tục đẹp, góp phần tạo điểm nhấn bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.

Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 6 tới đây.

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ được tổ chức vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ năm nay. Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây quy mô cấp vùng được tổ chức tại Tiền Giang.

Ghềnh Đá Đĩa - địa điểm du lịch Phú Yên nhất định phải đến một lần

Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam, TikTok Việt Nam sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp Việt mùa 2”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục