Khám phá đèo Nà Tềnh ở Cao Bằng

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/12/2023 | 9:25:12 AM

Đèo Nà Tềnh với 20 khúc cua tuyệt đẹp, đi qua những khung cảnh ấn tượng nhất của miền núi Đông Bắc nước ta, mang lại những trải nghiệm khó quên cho lữ khách.

Con đèo tuy không quá dài nhưng uốn éo mềm mại tạo thành 20 khúc cua, đi qua những khung cảnh đẹp mãn nhãn của đất trời Cao Bằng.
Con đèo tuy không quá dài nhưng uốn éo mềm mại tạo thành 20 khúc cua, đi qua những khung cảnh đẹp mãn nhãn của đất trời Cao Bằng.

Cùng với đèo Mẻ Pia, đèo Khau Cốc Chà,... ngọn đèo Nà Tềnh góp phần tạo nên một dấu ấn đặc biệt cho du lịch của tỉnh Cao Bằng.

Ngọn đèo 20 khúc cua này thuộc xã Cần Nông, huyện Hà Quảng, giáp ranh với xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Nếu bạn di chuyển theo hướng từ Hà Giang qua Cao Bằng, sau khi đi qua hết Khau Cốc Chà sẽ bắt gặp con đèo xinh đẹp, hùng vĩ và thơ mộng này. Tuy chưa quá nổi tiếng và chưa được nhiều người biết đến nhưng cảnh đẹp đèo Nà Tềnh khiến du khách phải xiêu lòng. 

Ngọn đèo này được xây dựng dọc theo chiều dựng đứng của núi Cốc Chà, có tổng chiều dài khoảng 2,5 km. Tuy vậy cung đèo này vẫn lọt top 10 cung đèo nguy hiểm nhất Việt Nam, không kém gì Mã Pì Lèng, Khau Phạ, Pha Đin hay Ô Quy Hồ. Có dịp đến Cao Bằng du lịch, nhất định bạn phải một lần chinh phục ngọn đèo này để thấy thanh xuân thật là đáng giá. 

Từ trên cao nhìn xuống, ngọn đèo như một con đường ngoằn ngoèo uốn khúc, tựa một dải lụa mềm đang len lỏi qua những cánh đồng lúa, nương ngô và những mái nhà nhỏ bình yên của bà con bản địa. 

Con đèo tuy không quá dài nhưng uốn éo mềm mại tạo thành 20 khúc cua, đi qua những khung cảnh đẹp mãn nhãn của đất trời Cao Bằng. Cả Nà Tềnh và Khau Cốc Chà đều là "vua đèo” của miền đất này, bởi lẽ khi lái xe đi trên đèo, bạn sẽ được thưởng lãm cảnh sắc đẹp say đắm lòng người.

Nhiều du khách đi du lịch Cao Bằng có dịp trải nghiệm cung đèo này chia sẻ rằng các khúc cua trên đèo không quá nguy hiểm, không có nhiều khúc cua gấp. Chỉ cần lái xe cẩn thận thì đây là một cung đèo tương đối dễ đi. Đặc biệt, hai bên đèo là khung cảnh hiền hòa, nên thơ của ruộng lúa, của nhà cửa,… mang lại sự yên lành, thư thái cho du khách trong hành trình chinh phục Nà Tềnh. 

Đèo Nà Tềnh khá bằng phẳng, phù hợp để đi xe đạp, xe máy hoặc ô tô. Bạn có thể vừa lái xe trên đèo, vừa ngắm những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, ngắm những nương ngô xanh rì và xa xa là núi đá nguy nga, tráng lệ. Bốn mùa ở đây đều đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là mùa thu khi lúa chín vàng óng ả. 

Nhiều du khách chia sẻ, bạn nên đi đèo Nà Tềnh vào tháng 9 – 10. Đây là thời điểm ruộng bậc thang hai bên đèo chín vàng óng ả, vẽ nên bức tranh nên thơ, dịu dàng cho cảnh vật. Từ trên đèo, bạn có thể thoải mái ngắm cảnh, dừng chân chụp cho mình những bức ảnh check in đẹp trong suốt đoạn đường.

Nếu bạn đến đây vào dịp hè từ tháng 5 – 7 hàng năm, bạn sẽ được nhìn ngắm những gam màu xanh tươi mát của nương ngô chạy dọc hai bên đèo. Đan xen vào sắc xanh tươi mát ấy là những nếp nhà nhỏ yên bình của bà con bản địa. Khung cảnh bình dị, mộc mạc mà đầy thân thương ấy khiến người ta mãi nhớ về chuyến hành trình.  

(Theo VTC)

Các tin khác
Đồi Mâm Xôi, địa điểm lý tưởng thu hút khách du lịch đến với Mù Cang Chải mỗi mùa lúa chín.

Là địa phương có đồi Mâm Xôi và những thửa ruộng bậc thang làm say đắm bao du khách, được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải đã và đang nỗ lực "biến di sản thành tài sản", mang lại lợi ích kinh tế cho bà con từ phát triển du lịch cộng đồng.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì ở Hà Giang. Ảnh: Trung tâm Thông tin du lịch.

Trong năm 2023, Đài Loan, Thái Lan, Hà Giang, Cần Thơ... là những điểm đến được khách du lịch Việt Nam quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc

Chiều 12/12, tại huyện Mù Cang Chải, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị rà soát tiến độ triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.

Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật khèn Mông; nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông 3 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và khai mạc Festival trình diễn khèn Mông, lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 diễn ra từ ngày 23/12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục