Công bố Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/12/2024 | 2:50:03 PM

Sáng 12/12, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Lễ công bố Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông.

Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Ảnh tư liệu)
Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (Ảnh tư liệu)

Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032 có 3 nội dung: Khôi phục môi trường đất ngập nước; nuôi thả sếu đầu đỏ và chia sẻ lợi ích với cả cộng đồng. Mục tiêu của Đề án là sẽ nuôi, nhân đàn và thả ra tự nhiên khoảng 100 cá thể sếu, phấn đấu trong số đó có khoảng 50 cá thể sống tốt ngoài môi trường tự nhiên.

Tổng kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Trong đó, 50% từ nguồn kêu gọi xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với khoảng 93 tỷ đồng, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp. Phần kinh phí kêu gọi đóng góp, Đồng Tháp sẽ thực hiện một số nội dung, công việc như: Chi phí tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu cho sinh sản và thả sếu ra môi trường tự nhiên; thực hiện cải tạo, phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim, tạo sinh cảnh sống cho sếu đầu đỏ. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững, tạo sinh kế cho người dân sinh sống trong vùng đệm Vườn quốc gia Tràm Chim; thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng cơ bản, bảo đảm phục vụ nuôi dưỡng sếu.

Sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim và tỉnh Đồng Tháp. Đây là loài sinh vật quý hiếm, có tên trong sách Đỏ thế giới và đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Tỉnh Đồng Tháp triển khai đề án là tín hiệu tích cực nhằm phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Nhiều năm qua tỉnh Đồng Tháp đã xem sếu đầu đỏ như biểu tượng văn hóa của địa phương. Hình ảnh biểu tượng của Sếu đầu đỏ luôn được tỉnh bố trí tại các vị trí trang trọng trong các sự kiện của tỉnh.

(Theo VTV)

Các tin khác
Du khách nước ngoài tham gia trải nghiệm văn hóa tại Nhà ngô Màng Mủ, huyện Mù Cang Chải

Những thửa ruộng bậc thang chín vàng trên những sườn đồi khắp vùng rẻo cao. Sương giăng mắc ôm lấy núi đồi, kỳ ảo như chốn thiên đường. Không gian, nét văn hóa thú vị, độc đáo trong tour du lịch cộng đồng khám phá, tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào Mông... Mù Cang Chải từ nhiều năm nay đã nằm trong từ khóa kiếm tìm và hành trình trải nghiệm của nhiều du khách quốc tế.

Du khách quốc tế tham quan quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 15.836.661 triệu lượt, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm 2023.

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm cảnh quan, văn hóa, ẩm thực với người dân bản địa huyện Mù Cang Chải.

Với lợi thế có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đa dạng và tiềm năng du lịch phong phú, những năm gần đây, Yên Bái đã đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, góp phần đưa tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào xuân mới 2025 huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra từ ngày 27/12/2024 đến 2/1/2025.

Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày và các hoạt động chào xuân mới 2025 của huyện Mù Cang Chải dự kiến diễn ra từ ngày 27/12/2024 đến 2/1/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục