Nhật Bản đặt mục tiêu đưa văn hóa onsen thành di sản phi vật thể của UNESCO

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/1/2025 | 2:45:24 PM

Nhóm Thống đốc đại diện cho 44/47 tỉnh ở Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu đưa văn hóa onsen (tắm suối nước nóng) của nước này trở thành di sản phi vật thể và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hợp quốc công nhận vào năm 2028.

Một khu tắm suối nước nóng tại Nhật Bản.
Một khu tắm suối nước nóng tại Nhật Bản.

Onsen, tạm dịch là "suối ấm” theo tiếng Nhật, là một kiểu tắm suối nước nóng khá phổ biến tại Nhật Bản. Tắm Onsen là nét đẹp văn hóa có từ lâu của người Nhật. Ngoài tác dụng giúp thư giãn cơ thể, việc ngâm mình trong nước nóng tự nhiên cũng được xem là phương pháp chữa bệnh khá hiệu quả.

Nhóm vận động đưa onsen trở thành di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO được thành lập vào tháng 11/2022, tập hợp đại diện của 44/47 tỉnh ở Nhật Bản.

Nhóm dự kiến hoàn thiện một khảo sát vào tháng 3 tới về hiện trạng các khu vực suối nước nóng trên toàn đất nước và đánh giá mức độ bảo vệ các địa điểm theo tiêu chuẩn trở thành di sản văn hóa.

Báo cáo này sẽ được trình lên Chính phủ Nhật Bản với kỳ vọng sẽ góp phần phát triển các khu du lịch onsen trên đất nước này.

Thống đốc tỉnh Tottori Shinji Hirai, người đứng đầu nhóm vận động đưa onsen trở thành di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO chia sẻ, loại hình này xứng đáng được công nhận, có giá trị tương đương với nghệ thuật làm rượu sake và shochu truyền thống của Nhật Bản.

Được biết, kỹ thuật nấu rượu sake cũng vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/2024 vừa qua.

Nhật Bản hiện có khoảng 3.000 khu nghỉ dưỡng suối nước nóng. Người Nhật xem đó là món quà từ thiên nhiên ban tặng. Theo nhóm vận động, onsen không chỉ là hoạt động giúp thư giãn cơ thể và tinh thần mà còn mang đậm phong cách sống của người Nhật, gắn liền với cuộc sống của người dân bản địa.

(Theo NDO)

Các tin khác
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm thổi khèn - bản sắc văn hóa của người dân tộc Mông Trạm Tấu.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo trên cơ sở lợi thế của vùng miền, địa phương để tạo ra bản sắc riêng có, hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Khách Việt chụp ảnh ở núi tuyết Kiệu Tử, Vân Nam, Trung Quốc tháng 12/2024. Ảnh: Giang Huy

Xu hướng du lịch xuyên tết của khách Việt tăng cao do nhiều người muốn tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn thay vì dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn những ngày tết.

Năm 2024, tỉnh Yên Bái có 16 sản phẩm du lịch mới được công nhận và đưa vào khai thác.

Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.

Cầu Hôn đang là điểm hút khách du lịch tại Phú Quốc.

Du lịch Tết Nguyên đán 2025 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong nước, du lịch nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục