Mùa vải

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2011 | 8:17:55 AM

Giữa cái nắng gay gắt của ngày hè, mùa vải ào đến, mát lành như một cơn gió. Ngay dưới lớp vỏ mỏng tang là phần cơm trắng trong mọng nước, trông ngon lành chi lạ.

Chỉ cần nhìn thôi, cái nóng nực của mùa hè đã tan biến đâu mất. Cắn một miếng vải, hương vị ngọt nhẹ thanh tao như tan chảy ra, thấm từ đầu lưỡi đến cuống họng, mát lạnh đến khó quên.
Mùa vải đến và đi như một cơn gió, bởi nó ngắn ngủi lắm. Thế nên các bà, các chị phải tranh thủ xếp vào giỏ những quả vải chín mọng mỗi ngày, trước khi giá vải lên tới… trên trời. Nhiều người gọi thời điểm này là mùa trái cây của Việt Nam, lúc cả nữ hoàng măng cụt cùng các hoàng tử, công chúa chôm chôm, vải cùng vào mùa. Thế nên cũng chẳng lạ khi không ít người con xa quê thường cố trở về đúng vào dịp này, cho thỏa thuê nỗi nhớ mùi vị quê hương trong những chùm vải mọng nước, những quả măng cụt trắng ngần thanh tao hay những quả chôm chôm có hương vị dịu dàng.

 
Ảnh: Shutterstock
 

Người ta ăn vải vì ngon, nhưng ít ai để ý rằng trái vải cũng rất bổ dưỡng. Đông y cho rằng, ăn vải sẽ giúp bổ não, giúp tăng cường sức khỏe, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu, có tác dụng dưỡng da. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho người cao tuổi và phụ nữ. Báo Deccan Chronicle dẫn ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, quả vải là trái cây tuyệt vời cho người ăn kiêng, bởi nó có hàm lượng calorie thấp, không hề chứa chất béo bão hòa hay cholesterol, lại rất giàu chất xơ. Vải cũng là nguồn vitamin C dồi dào, giúp tăng sức đề kháng, giàu các vitamin B-complex như thiamin, niacin và folate, giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.

(Theo TNO)

Các tin khác
Mùa lúa chín trên cánh đồng La Pán Tẩn.

YBĐT - Núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, những thửa ruộng vắt ngang sườn núi xếp chồng lên nhau như chiếc thang dài cao vút tận trời mây, mùa nào có vẻ đẹp riêng của mùa đó chính là hạnh phúc, ấm no và niềm tự hào của đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải.

Thành Nhà Hồ.

Hồi 13 giờ (giờ địa phương), tức 18 giờ ngày 27-6 (giờ Việt Nam), kỳ họp thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO tại Paris (Pháp) đã bỏ phiếu thông qua việc công nhận Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là Di sản văn hóa thế giới.

Ảnh minh họa

Theo Cục Thống kê, trong tháng 6-2011, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 447.000 lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2010.

Ảnh minh họa

YBĐT - Tại Hội thảo, các chuyên gia của SNV đã có một số chia sẻ về cách định vị thông điệp trong logo thương hiệu phù hợp nhất với đặc trưng của các tỉnh, đưa ra các gợi ý thiết kế logo cho từng địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục