Minh Pháp tự và tấm lòng của một sư cô
- Cập nhật: Thứ sáu, 20/1/2012 | 2:32:23 PM
Sự đổi thay của ngôi chùa này gắn liền với cái tên của một người trụ trì đức hạnh – đó là sư cô Thích Đàm Hợi.
Minh Pháp tự là tên gọi theo ngọc phả của chùa Rối – ngôi chùa nằm trong khu Di tích lịch sử, văn hóa đền, chùa Rối được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005.
Tọa lạc tại thôn 2 Chấn Ninh, xã Tân Thịnh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, vẫn lấy hướng chùa cũ và nằm cách chùa Rối không bao xa, chùa Minh Pháp được đầu tư xây dựng uy nghi tráng lệ với số tiền lên tới gần 20 tỷ đồng hoàn toàn bằng tiền phát tâm công đức của tăng ni phật tử thập phương và sự phát nguyện của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Yên Bái.
Chùa Minh Pháp tọa lạc tại thôn 2 Chấn Ninh, xã Tân Thịnh, Tp Yên Bái.
Sau hơn 3 năm xây dựng, ngày mùng 8 tháng 12 năm Tân Mão - 2011, chùa Minh Pháp đã được khánh thành theo đúng nghi thức nhà Phật trước sự hoan hỉ của tăng ni phật tử thập phương.
Sự đổi thay của ngôi chùa này gắn liền với cái tên của một người trụ trì đức hạnh – đó là sư cô Thích Đàm Hợi. Đức hạnh, tâm huyết và ý nguyện sống “Tốt đời đẹp đạo” của vị sư cô này đã làm sống lại cả một vùng đất thiêng gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong vùng.
Các phật tử tới chùa Minh Pháp cầu an lành.
Với tâm niệm “Cứu giúp một người phúc đẳng hà sa”, đạo lý sống tốt đời đẹp đạo và những lời dăn dạy của Phật pháp với vị sư ni này không chỉ là những lời nói giáo điều theo kinh sư mà đạo lý sống đó được sư cô Thích Đàm Hợi và những tăng ni phật tử của chùa Minh Pháp hiểu, làm theo bằng những hành động nhân ái, bao bọc sẻ chia với người nghèo, người yếm thế nhất là đồng bào vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Năm 2011, từ tiền phát tâm công đức của các tăng ni phật tử, nhà chùa đã tặng hơn 2 tấn gạo cho các hộ đồng bào Mông xã khó khăn của huyện Mù Cang Chải đón tết. Chuẩn bị đón Xuân Nhân Thìn 2012, mới đây, trên 4 tấn gạo trị giá hơn 50 triệu đồng đã được nhà chùa trao tặng cho 150 hộ nghèo xã Lang Thíp – xã vùng 135 khó khăn xa nhất của huyện Văn Yên và 70 hộ nghèo khác của xã Tân Thịnh, TP Yên Bái - nơi nhà chùa tạo lạc. Việc làm từ thiện này đã thắt chặt thêm tình đoàn kết lương – giáo, đạo – đời.
Sư cô Thích Đàm Hợi tặng gạo cho người dân xã Lang Thíp, huyện Văn Yên.
Những việc làm thấm nhuần đạo lý “là lành đùm lá rách” “Bầu bí thương nhau” ấy của sư cô Thích Đàm Hợi và tăng ni phật tử chùa Minh Pháp phải chăng đó là điều “Phúc đẳng hà sa” mà vị sư ni này và mỗi chúng ta đang đi tìm bằng tâm nguyện và tấm lòng từ bi hỉ sả của Phật.
Phạm Minh – Hoài Văn
Các tin khác
YBĐT - Chuyện vui xuân, đón tết của người Tày, người Thái ở Văn Chấn -Mường Lò luôn đi liền với những phong tục, tập quán. Do được lưu truyền giữa các thế hệ mà những phong tục, tập quán ấy trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian, trong đó phải kể tục gõ sạp.
Với nền văn hóa đặc sắc, phong cảnh thiên nhiên trữ tình và chi phí du lịch vừa phải, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong danh sách địa điểm du lịch của du khách Singapore, Thái Lan, Úc và Hàn Quốc.
Nổi bật là hội xòe và hát then dân tộc Tày, hội Gầu Tào của dân tộc Mông, hội hát giao duyên dân tộc Dao và hội Roóng Poọc của người Dáy...
Năm 2012, Bộ VH,TT&DL sẽ tiến hành thanh tra 50 lễ hội tại 17 tỉnh, thành phố có lễ hội lớn. Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu thanh tra các tỉnh, thành phố liên tục kiểm tra trước, trong và sau thời điểm diễn ra lễ hội.