Thiên đường miền đá núi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/4/2012 | 2:48:13 PM

Có nhiều người từng đến Hà Giang, không ít lần vượt cổng trời Quản Bạ, thuộc từng vết sứt trên vách đá đèo Mã Pì Lèng nhưng chưa hẳn đã đến hồ Noong cho dù hồ chỉ nằm cách trung tâm thị xã Hà Giang chừng 20km.

Thiên đường miền đá núi.
Thiên đường miền đá núi.

Phàm ai đã từng đến hồ Noong thì đều dành những mỹ từ tuyệt đẹp nhất để tả về nơi này. Trên cao nguyên đá, nơi mà nước quý hơn vàng ròng bỗng có một hồ nước trong xanh, với vô số các loài thủy sinh.

Từ trung tâm thị xã Hà Giang, khoảng 40 phút đi xe máy theo đường tới xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, là bạn đã đến hồ Noong, nơi cả khu rừng nguyên sinh bao quanh mênh mông nước.

Có người đã ví, nếu bản hùng ca của đá núi, được đồng bào người Mông ở Đồng Văn gìn giữ thì những bản người Tày mộc mạc ở hồ Noong đã góp công thêu nên bức tranh thủy mặc tuyệt vời này. Những cuộc mưu sinh trên mặt hồ của người dân nơi đây như nét chấm phá để hồ thêm sinh khí.

Dịch vụ thuê bè của dân bản vốn sẵn, bạn chỉ cần trả cho chủ bè một ít tiền là họ có thể cả ngày lênh đênh cùng bạn khám phá, hưởng không khí trong lành, thưởng món ốc đá hồ Noong. Ốc hồ Noong, thường được chặt đuôi trước rồi bỏ vào nồi luộc hoặc nướng trên than hồng. Khi nào con ốc “réo” lên, thổi ra bong bóng thì khi ấy, ốc đã chín, thưởng thức được rồi.

Bất cứ mùa nào trong năm thì hồ Noong vẫn như nàng công chúa nằm ẩn mình ở miền đá núi. Ta ở lại một đêm ở hồ Noong để tìm hiểu nét văn hóa lắng đọng của người Tày qua điệu hát lượn ở bản Noong 2.

Không như ở Sa Pa, không như ở Mai Châu, những cô gái bản Noong 2 sẵn sàng tự hào với khách phương xa điệu hát Lượn truyền thống của đồng bào mình. Điều khác lạ ở bản Noong 2, những thiếu nữ đồng bào Tày hầu hết đệm tính tẩu rất điêu luyện. Và họ đều thuộc bài “Thau tính” - nguồn gốc đàn tính của người Tày - như một cách giữ gìn và quảng bá văn hóa của họ.

Trong ly rượu đầy, thưởng thức ốc hồ Noong, ta say đắm tiếng ca từ những cô gái Tày thật quyến rũ: “Mặt đàn bằng gỗ xổ. Cán đàn bằng gỗ quế. Khóa đàn bằng sừng trâu. Dây đàn bằng sợi bạc. Cá nghe chết chín đoạn suối. Chuột nghe chết mười quãng rừng. Trai gái nghe chết chín cõi lòng”. 

(Theo ANTĐ)

Các tin khác

Nằm trong chuỗi các sự kiện hoạt động du lịch “Mùa nước đổ”, ngày 28/4, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã khai mạc Festival dù lượn “Bay trên miền danh thắng" và phát động phong trào "Du lịch xanh cùng Mù Cang Chải" năm 2024.

Một tiết mục đặc sắc tại Lễ khai mạc.

Tối 27/4, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã khai mạc Hội thi “Lung linh vòng xòe” lần thứ II năm 2024 với 14 đội thi đại diện 14 xã, phường với hơn 1.400 diễn viên, nghệ nhân tham gia.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề với sự góp mặt của hơn 100 gian hàng của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại Hà Nội đã và đang triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm.

Trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã và đang triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm để thu hút du khách. Đây là cơ hội để ngành du lịch Thủ đô xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tăng sức hút và giữ chân du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục