5 món ăn dưỡng sinh ngày nóng bức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/5/2012 | 8:28:58 AM

Theo Đông y, cần dựa theo sự thay đổi của thời tiết để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, như vậy cơ thể mới có thể khoẻ mạnh. Mách bạn những món ăn dưỡng sinh dưới đây giúp giảm mệt mỏi do thời tiết.

Phòng cảm nắng, trị đau họng : Cháo hoa kim ngân

 

Nguyên liệu: Kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml.

 

Cách làm: Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, hương thơm mát, đun sôi, rồi cô lấy 150ml nước. Sau đó cho gạo tẻ vào nấu thành cháo.

 

Ngày ăn 2 lần sáng tối, có thể phòng ngừa chứng cảm nắng, đau đầu, đau họng. Người bị bệnh tim, người cao huyết áp cũng có thể dùng.

 

Thanh nhiệt, giải nắng nóng: Cháo lá sen

 

Nguyên liệu: Lá sen tươi 1 lá, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ, nước 500g.

 

Cách làm: Lá sen rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi chắt lấy 150ml nước. Sau đó cho thêm gạo tẻ, đường phèn nấu thành cháo.

 

Mỗi ngày ăn 2 lần sáng tối. Lá sen hương thơm, có công hiệu thanh nhiệt, giải nắng, giải khát, làm giảm huyết áp, giảm cân…Món cháo lá sen là liều thuốc thanh nhiệt, giải cảm không tồi cho ngày nắng nóng.

 

Nhiệt nóng: Nước đậu xanh

 

Nước đậu xanh là thức uống dưỡng sinh có tác dụng bổ sung nước, lợi khí, giải cảm nắng, giải khát. Đậu xanh tính mát, vị ngọt, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, trừ hoả.

 

Nguyên liệu: Đậu xanh 85g, nước 1.3 lít.

 

Cách làm: Ngâm đậu xanh trong nước 30 phút, sau đó cho vào máy xay thành nước, thêm đường để dùng.

 

Cơ thể suy nhược: Cháo tây dương sâm



 

Tây dương sâm hay còn gọi là hoa kỳ sâm, có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi, thiếu oxy. Khi cảm thấy miệng khô, khát, toàn thân mệt mỏi, thiếu sức lực, bạn cũng có thể cho thêm một ít tây dương sâm vào cháo hoặc hầm xương để ăn.

 

Nguyên liệu: Tây dương sâm 3g, táo tàu 10 quả, gạo nếp 100g.

 

Cách làm: Rửa sạch tây dương sâm, ngâm nước qua 1 đêm, sau đó cắt nhỏ. Táo tàu rửa sạch, cho vào nồi cùng gạo nếp và tây dương sâm đã được ngâm đun với lượng nước vừa đủ trong 40 phút  là có thể dùng.

 

Trị táo bón: Cháo vừng đen

 

Vừng có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, trị táo bón. Ngoài ra, với hàm lượng protein và chất béo không bão hoà phong phú, vừng còn giúp ổn định lượng đường trong máu, có tác dụng bảo vệ khớp, làm đẹp da.

 

Nguyên liệu: Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g.

 

Cách làm: Rang vừng đen khô cho đến khi nứt. Sau đó nấu vừng đen cùng gạo tẻ thành cháo. Có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.

 

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Nằm trong chuỗi các sự kiện hoạt động du lịch “Mùa nước đổ”, ngày 28/4, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đã khai mạc Festival dù lượn “Bay trên miền danh thắng" và phát động phong trào "Du lịch xanh cùng Mù Cang Chải" năm 2024.

Một tiết mục đặc sắc tại Lễ khai mạc.

Tối 27/4, UBND thị xã Nghĩa Lộ đã khai mạc Hội thi “Lung linh vòng xòe” lần thứ II năm 2024 với 14 đội thi đại diện 14 xã, phường với hơn 1.400 diễn viên, nghệ nhân tham gia.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề với sự góp mặt của hơn 100 gian hàng của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Để chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại Hà Nội đã và đang triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm.

Trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã và đang triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm để thu hút du khách. Đây là cơ hội để ngành du lịch Thủ đô xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tăng sức hút và giữ chân du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục