Nhiều giải pháp cho mạng 4G tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/3/2015 | 8:18:31 AM

Từ năm 2012, công nghệ 4G LTE đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên thế giới và trước xu thế đó, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã nghiên cứu và quyết định năm 2015 là thời điểm thích hợp để Việt Nam bắt đầu triển khai công nghệ 4G LTE.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nằm trong kế hoạch đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã quyết định bảo trợ cho Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN và Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế 4G LTE năm 2015 khu vực sông Mekong lần đầu tiên tại Việt Nam. 

Hội thảo với chủ đề “Quy hoạch tổng thể, tối ưu hóa công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ hướng tới đồng nhất công nghệ 4G tại tiểu vùng sông Mekong” diễn ra vào hôm nay (26/3). Hội thảo sẽ tập trung thảo luận những vấn đề da dạng xung quanh việc phát triển công nghệ 4G như lộ trình triển khai và đầu tư cơ sở hạ tầng 4G LTE tại Việt Nam, xu hướng phát triển chất lượng dịch vụ 4G tại tiểu vùng song Mekong nói chung và Việt Nam nói riêng; cơ hội và thách thức khi triển khai 4G tại Việt Nam; bài học kinh nghiệm xây dựng, triển khai công nghệ 4G tại các quốc gia khác. Bên cạnh đó, hai phiên thảo luận sẽ tập trung xoay quanh vấn đề “Định hướng phát triển công nghệ, hạ tầng và hệ sinh thái 4G”; “Đa dạng hóa dịch vụ trên nền tảng 4G”.

Được biết, các đơn vị viễn thông Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, đã hoàn thành thử nghiệm công nghệ 4G theo sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và truyền thông cũng sẽ báo cáo kết quả thử nghiệm và một số vấn đề cần chú ý trong lộ trình phát triển 4G tại đơn vị mình.

Theo ban tổ chức, Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả đến từ Qualcom, Huawei, ZTE, Ericsson, Cisco, Dell, MK Smart, Schneider Electric..., các chuyên gia, các nhà quản lý đại diện tất cả các đơn vị, tổ chức, công ty đang hoạt động trong thị trường viễn thông như Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan; các cục, vụ, các cơ quan quản lý viễn thông; các đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật, giải pháp; cùng các đơn vị tham gia triển lãm sản phẩm thiết bị đầu cuối và giới thiệu công nghệ mới gồm VNPT, MobiFone, VinaPhone, FPT Telecom, CMC Telecom, Oppo…

Từ năm 2009, Việt Nam đã đầu tư phát triển công nghệ 3G. Sau 5 năm triển khai, số lượng thuê bao sử dụng mạng 3G tại Việt Nam đã tăng từ 7 triệu thuê bao năm 2009 lến đến gần 29 triệu thuê bao vào tháng 1/2015, chiếm gần 1/3 tổng dân số (số liệu do Cục Viễn thông cung cấp) và đang tiếp tục gia tăng một cách mạnh mẽ. Hiện nay, công nghệ 3G đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành và các vùng biên giới hải đảo. Chất lượng dịch vụ 3G cũng gia tăng đáng kể, đạt tốc độ 42 Mbps. Giá cước sử dụng dịch vụ 3G cũng đã có nhiều thay đổi phù hợp với người sử dụng hơn.

Trong khi đó, từ năm 2012, trên thế giới, công nghệ 4G đã có sự phát triển vượt bậc và từng bước thay thế công nghệ 3G. Cuối năm 2014, trên thế giới có hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông tại hơn 100 quốc gia đã cung cấp dịch vụ 4G. Trong đó, khu vực châu Á có 61 đơn vị thuộc 25 quốc gia. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, dịch vụ 4G đã được phát triển thành công tại các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, hiện đại như Singapore, Malaysia, Indonesia, Brune…

Còn tại các quốc gia thuộc lưu vực tiểu vùng sông Mekong, công nghệ 4G vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc mới bước đầu được triển khai. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tổng thể của Tập đoàn công nghệ Qualcomm dự tính đến năm 2020, trên thế giới sẽ có khoảng 25 tỷ thiết bị kết nối công nghệ internet di động. Như vậy, có thể khẳng định rằng thị trường công nghệ 4G tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và tại Châu Á nói chung còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Lần đầu tiên kể từ khi phát hành, giá điện thoại iPhone 6 hàng xách tay bán ra tại thị trường đã giảm xuống dưới mức 15 triệu đồng.

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong.

Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong lần thứ nhất năm 2015 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 26/3 tại Hà Nội.

Microsoft có kế hoạch sẽ ra Windows 10 trên phạm vi toàn cầu trong mùa Hè này, trong đó có tích hợp tính năng xác thực đăng nhập sinh trắc học mới được cho là an toàn hơn so với sử dụng mật khẩu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ suy nghĩ này trong buổi gặp mặt đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp công nghệ thông tin (DN CNTT), ngày 12/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục