Hyundai bắt đầu sử dụng đại trà robot vào hoạt động sản xuất ô tô

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/11/2023 | 2:42:28 PM

Với sự hỗ trợ của một số lượng robot đáng kể, quá trình sản xuất ô tô điện mới của Hyundai sẽ hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, chủ yếu chỉ còn ở khâu kiểm soát.

Một robot Boston Dynamics đang giám sát quá trình sản xuất ô tô.
Một robot Boston Dynamics đang giám sát quá trình sản xuất ô tô.

Vào năm 2020, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor Group đã sử dụng 1,1 tỷ USD để mua lại Boston Dynamics (Mỹ) - công ty kỹ thuật chuyên phát triển và sản xuất robot.

Robot của Boston Dynamics được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất, bảo trì, hậu cần và thiết bị quân sự. Hiện nay, Huyndai đang đưa vào sử dụng các robot Boston Dynamics tại nhà máy sản xuất ô tô mới khai trương ở Singapore. 

Nhà máy Hyundai Motor Group Singapore (HMGICS) đã chính thức khai trương vào ngày 21/11/2023. Nhà máy đã hoạt động được một thời gian trước đó, tham gia sản xuất các mẫu xe Hyundai IONIQ 5 kể từ đầu năm 2023, cũng như taxi tự động IONIQ 5 cho riêng thị trường Mỹ.

Dự kiến mẫu sedan IONIQ 6 sẽ được bổ sung vào danh mục sản xuất năm 2024 của nhà máy.

Theo một tuyên bố của đại diện công ty Hyundai, những robot Boston Dynamics là một phần trong lực lượng lao động gồm 200 robot tại nhà máy, nơi có năng lực sản xuất tới 30.000 xe điện mỗi năm.

Theo thống kê, khoảng 50% các nhiệm vụ sản xuất đang do robot thực hiện. Robot có thể mô phỏng các nhiệm vụ trong không gian ảo kỹ thuật số hoặc siêu dữ liệu, nhờ đó có thể di chuyển, lắp ráp các bộ phận trên dây chuyền sản xuất, bỏ qua mô hình lắp ráp băng chuyền truyền thống.


Trung tâm chỉ huy nhìn ra khu vực lắp ráp, có màn hình chiếu dữ liệu và hình ảnh theo thời gian thực.

Ngoài việc đảm nhận nhiệm vụ lắp ráp, kiểm tra và tổ chức sản xuất, robot cũng tham gia vào hơn 60% quy trình quản lý các bộ phận, đơn hàng và vận chuyển.

Điều này giải phóng con người khỏi những công việc lặp đi lặp lại và tốn thời gian, cho phép họ tập trung vào những công việc mang tính chất sáng tạo hiệu quả hơn.

Huyndai cho biết, nhờ vào khả năng sản xuất tiên tiến, HMGICS sẽ đóng vai trò là nơi thử nghiệm đầu tiên để phát triển các giải pháp di chuyển trong tương lai, bao gồm cả phương tiện được chế tạo có mục đích (Purpose Built Vehicle - PBV).

Chi phí xây dựng của nhà máy này ước tính khoảng 300 triệu USD.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Xe bán tải Ford Maverick.

Một số mẫu xe hybrid của Ford đang bị triệu hồi do lỗi phần mềm khiến xe tự chuyển sang trạng thái trung gian hay số N khi đang di chuyển.

Chủ xe cần thường xuyên kiểm tra ngày đến hạn kiểm định của ô tô, chủ động tra cứu dữ liệu cảnh báo đăng kiểm. (Ảnh minh họa )

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Mẫu xe Mercedes-Benz GLC 300 số hiệu X254 nằm trong đợt triệu hồi của hãng lần này.

Theo mô tả từ hãng, hộp cầu chì trong xe ở phía trước ghế hành khách không đáp ứng yêu cầu, có thể gây hở mạch điện hoặc tăng điện trở dẫn tới lỗi hệ thống điện.

Xe dự kiến sẽ bắt đầu được bàn giao cho khách hàng từ tháng 8/2024.

Từ 6 giờ sáng 13/5, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết thiết kế đặc biệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục