Món tôm giúp phụ nữ "khỏe" hơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/11/2007 | 12:00:00 AM

Tôm xào hẹ, tôm nấu đậu phụ, tôm xào ngô và cần tây... là những món ăn giúp phụ nữ nồng nhiệt hơn trong đời sống chăn gối.

Tôm xào hẹ

Tôm tươi 200 g, hẹ tươi 100 g, gia vị, mì chính, dầu (mỡ) đủ dùng. Tôm làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rang chín với dầu ăn. Hẹ cắt khúc, rửa sạch, xào chín tới. Sau đó đổ cả hai thứ trên vào đảo lại, nêm mắm muối, gia vị vào là ăn được.

Món này rất tốt cho phụ nữ bị lãnh cảm và cũng có tác dụng bổ thận tráng dương cho nam.

Tôm nấu đậu phụ

Tôm tươi 50 g, đậu phụ 500 g, một ít hành, gừng, gia vị vừa đủ. Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch. Đậu phụ rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả 2 thứ trên vào nồi đun với một lượng nước vừa đủ, cho gia vị vào, tôm chín, ngấm gia vị là dùng được.

Món ăn này giúp tăng khả năng tình dục của phụ nữ.

Cháo tôm nõn nấu hẹ

Tôm nõn khô loại một 10 g, hẹ 30 g, gạo tẻ ngon 100 g, nước, gia vị vừa đủ. Tôm nõn ngâm nước cho mềm, giã nhỏ. Rau hẹ rửa sạch thái khúc, cho vào nồi hầm cùng với gạo đến khi thành cháo. Cháo chín cho tôm nõn đã giã nhỏ, nêm gia vị, ăn nóng. Nếu có điều kiện nên ăn thường xuyên.

Tôm xào ngô, cần tây

Tôm tươi 300 g, cần tây 200 g, ngô 20 g, nước, gia vị, bột đao (hoặc bột sắn, bột năng) vừa đủ. Cần tây bổ gốc, rửa sạch. Tôm rửa sạch ướp gia vị. Cần tây thái khúc xào cùng dầu ăn rồi cho ra đĩa. Tôm xào chín cho ra đĩa. Ngô nấu cùng với nước sôi, khi chín đổ tôm vào, cho thêm một ít bột đao để nước sánh, múc ra đĩa rồi rắc cần tây lên, ăn nóng. Bài thuốc này giúp bổ thận ích khí, hợp với người bị suy nhược cơ thể.

(Theo VnExpess)

Các tin khác

Nhiều cô gái có bộ ngực "trứng ốp la" lo lắng sẽ ít sữa. Thực ra, kích thước của ngực chẳng ảnh hưởng gì đến lượng sữa sản xuất ra. Ngực to hay nhỏ là do mô mỡ quyết định còn sữa thì không được sản xuất bởi các mô này mà bởi các tuyến sữa.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Trên thế giới, việc nghiên cứu cây tạo trầm đã được các nhà khoa học theo đuổi hơn 40 năm và có những thành công đáng kể như: ở Mỹ, Trường đại học Ha-vớt đã nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm vào những năm 80 của thế kỷ 20.

Ngày 3/11, Bộ Y tế đã ban hành Quy trình xử lý dịch tả. Theo đó, bệnh nhân được cách ly, tổ chức điều trị tại chỗ, tránh vận chuyển xa để hạn chế sự lây lan và tử vong dọc đường.

Bé Lakshmi trước cuộc phẫu thuật.

Các bác sĩ Ấn Độ tại Bệnh viện Sparsh, Bangalore hôm qua cho biết cuộc phẫu thuật cắt chi thừa cho bé gái có 8 chi tên Lakshmi (2 tuổi) đã diễn ra thành công.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục