Châu Âu và Nhật hợp tác nghiên cứu Sao Thủy

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/1/2008 | 12:00:00 AM

Hãng Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký hợp đồng chế tạo BepiColombo, thiết bị vũ trụ hợp tác đầu tiên giữa châu Âu và Nhật Bản để phóng lên nghiên cứu Sao Thủy.

Động cơ của BepiColombo
Động cơ của BepiColombo

BepiColombo được thiết kế, chế tạo với sự hợp tác của Hãng Hàng không vũ trụ Nhật Bản JAXA.

Việc chế tạo sẽ do Hãng Astrium đảm nhiệm. Con tàu sẽ được phóng lên vào năm 2013 bằng tên lửa vũ trụ Souz-Fregat của Nga.

Được biết từ ngày 9-14.1.2008, tàu vũ trụ Messenger của Mỹ đã tiến đến gần Sao Thủy ở khoảng cách gần kỷ lục và chụp 12.000 bức ảnh của hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời này, trong đó có nhiều bức ảnh chụp phía nửa chưa bao giờ quan sát được của Sao Thủy.

Những bức ảnh và nghiên cứu Sao Thủy gần đầy nhất là do tàu vũ trụ Mariner-10 thực hiện hơn 30 năm trước. Trong loạt ảnh mới chụp, có nhiều bức ảnh cho thấy trên hành tinh này có trất nhiều hố có nguồn gốc là va chạm của các thiên thạch và cả của núi lửa.

Người ta dự kiến rằng BepiColombo sẽ thực hiện những nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đối với hành tinh này. Nó gồm 2 modul bay cùng nhau nhưng sẽ tách ra khi tiến vào quỹ đạo của Sao Thủy vào năm 2019. Modul của châu Âu sẽ nghiên cứu bề mặt và địa tầng của Sao Thủy, còn modul của Nhật bản sẽ nghiên cứu từ trường của nó.

Tên của tàu BepiColombo được đặt để vinh danh nhà bác học Ý Bepi Colombo (1920 – 1984), người đã tham gia vào thiết kế tàu Mariner-10.

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất bị lóa ánh sáng mặt trời nên rất khó quan sát. Nó có đường kính tại xích đạo là 4.879,4km, tức bằng 0,383 lần đường kính trái đất, diện tích 75 x 106 km2, tức 0,147 lần diện trích trái đất; khối lượng bằng 330 x 109kg, tức bằng 0,056 lần khối lượng trái đất.

Quay quanh trục một vòng mất hơn 58,6 ngày. Do tốc độ quay quanh trục chậm như vậy nên có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa phía ngày và phía đêm của sao Thủy: 4250C so với -1800C.

(Theo TNO)

Các tin khác
Hệ thống Nidek dựa trên nguyên lý chuyển đổi hình ảnh thành xung số

Các nhà khoa học từ ĐH Osaka, Công ty Nidek và Viện Khoa học và công nghệ Nara (Nhật Bản) đang hợp tác chế tạo cặp kính mát "thông minh" giúp mang lại ánh sáng cho người mù.

Các kỹ sư tại Đại học Washington (Mỹ) lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật vi cấu trúc để chế tạo một loại kính mềm dẻo, an toàn về sinh học, cho phép người bình thường có thể nhìn được như... siêu nhân. Công trình được công bố tại Hội nghị quốc tế về Hệ thống Cơ khí Vi mạch của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử ngày 19/1.

Một cái hôn lên má, thay vì bắt tay, sẽ là cách tốt nhất để phòng bệnh trong mùa đông, bởi nó hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn qua tiếp xúc.

Giường ngủ Starry Night Sleep Technology Bed

Chiếc giường mang tên Starry Night Sleep Technology Bed (tạm dịch giường ngủ giữa đêm sao) là một sản phẩm ứng dụng công nghệ rất độc đáo tại CES 2008 của Công ty Leggett & Platt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục