Công nghệ mắt sinh học trợ giúp người khiếm thị

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2008 | 12:00:00 AM

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công công nghệ Mắt sinh học. Công nghệ mới lần đầu tiên được ứng dụng trên thế giới này có thể giúp phục hồi thị giác cho các bệnh nhân khiếm thị.

Với kích thước không nhỉnh hơn một hạt đậu Hà Lan, chiếc camera xinh xắn này là 1 phát minh gây chấn động nền y học thế giới.

Camera - mắt sinh học Argus được kết nối với một võng mạc nhân tạo được gắn vừa vặn với nhãn cầu, và có thể truyền tải hình ảnh tới não thông qua thần kinh thị giác. Nó có thể sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân trong vòng từ 3 đến 5 năm tới.

Argus là phát kiến của nhóm các nhà khoa học tại Viên Mắt Doheny thuộc Trường ĐHTH Califoocnia do giáo sư Mark Humayan đứng đầu. Mắt sinh học Argus được sử dụng trong các trường hợp khiếm thị gây ra bởi các bệnh như bệnh về võng mạc.

Giáo sư Mark Humayan - Kỹ sư y sinh học cho biết: “Nhờ loại mắt sinh học này mà não của người khiếm thị sẽ có lại được những thông tin hình ảnh mà lâu nay họ bị mất. Nghiên cứu này thực sự đầy triển vọng, trong 4-5 năm tới chúng tôi hy vọng công nghệ mắt sinh học sẽ có thêm nhiều bước phát triển nữa".

Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ mắt sinh học sẽ được phát triển hơn nữa trong thời gian tới để mắt sinh học có thể nhận biết được cả màu sắc chứ không chỉ hình ảnh như nó hiện có.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ngôi sao mờ nhạt mới được tìm thấy.

Một ngôi sao yếu ớt, cô đơn và mờ tối, có nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận trong lịch sử vừa được phát hiện, cách trái đất chỉ 40 năm ánh sáng.

Loại mực mới thân thiện hơn với môi trường.

Một loại mực mới ở thể rắn, hơi dẻo dùng cho máy in đang được các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Xerox (Mỹ) thử nghiệm. Đối với loại mực thể lỏng, người sử dụng phải gắn lọ mực vào một đầu phun rồi đầu này sẽ chạy qua chạy lại để in ra hình ảnh.

Những công nhân kỹ thuật đang chuẩn bị cho việc phóng GIOVE-B tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 23/04/2008

Vào lúc 4h16 phút sáng 27/04/2008, Liên minh châu Âu - EU đã phóng thành công và đưa vệ tinh thử nghiệm mang tên GIOVE-B của hệ thống định vị toàn cầu Galileo bay theo quỹ đạo trái đất.

Sử dụng kính thiên văn quang học cực mạnh các nhà nghiên cứu tại Đại học Boston (Mỹ) chụp được hình ảnh một hố đen có kích thước siêu lớn trong lúc chúng phun ra những tia phân tử tăng nạp cực mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục