Chữa ung thư máu bằng cách ghép tế bào gốc mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/7/2008 | 12:00:00 AM

Sáng 15/7, Viện Huyết học truyền máu Trung ương công bố đã thành công trong ca ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại đầu tiên để chữa bạch cầu cấp. Cách mới mà viện áp dụng giúp tăng hiệu quả chống ung thư và giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân Lan đã khỏe mạnh sau 1 tháng ghép tủy.
Bệnh nhân Lan đã khỏe mạnh sau 1 tháng ghép tủy.

Bệnh nhân là Nguyễn Thị Lan (21 tuổi, sinh viên đại học Y Hải Phòng). Ngày 31/5, cô được truyền tế bào gốc tạo máu lấy từ người chị ruột. Sau hơn 1 tháng điều trị và theo dõi, cô được xuất viện ngày 10/7 trong tình trạng khỏe mạnh, kết quả xét nghiệm không còn tìm thấy tế bào ung thư. Trong vòng 3 tháng tới, Lan sẽ phải khám và xét nghiệm lại mỗi tuần.

Việc ghép tế bào gốc máu đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam (như tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện 108). Tuy nhiên, theo thạc sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng, Nguyễn Thị Lan đã được áp dụng một kỹ thuật mới: Khi hóa trị trước ghép, thay vì bị diệt tủy bằng hóa chất liều cao, cô sinh viên này được giảm liều để gây phản ứng ghép chống chủ (tế bào được ghép chống lại cơ thể).

"Trước kia, hiện tượng này làm người ta sợ hãi, nhưng giờ đã có bằng chứng cho thấy đi cùng với nó là quá trình các tế bào ghép tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ đó, khả năng khỏi bệnh tăng lên " - thạc sĩ Khánh giải thích.

Một cái lợi nữa của việc giảm liều hóa chất là bệnh nhân không phải nằm trong phòng vô trùng tuyệt đối mấy tháng trời do không bị diệt tủy, nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu giảm tối đa. Các tác dụng phụ của hóa trị liệu cũng được hạn chế.

Để lấy tế bào gốc máu, các bác sĩ không chọc tủy của người hiến, mà gạn từ máu lấy ở cánh tay. Nếu lấy tủy, bác sĩ sẽ phải gây mê cho người hiến, và chọc vài chục lần mới đủ lượng cần thiết, gây đau đớn, mệt mỏi nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu, cho biết trong thời gian tới, ghép tế bào gốc sẽ trở thành kỹ thuật thường quy tại viện nhằm điều trị các dạng ung thư máu, căn bệnh ngày càng tăng ở Việt Nam.

Nếu như các loại ung thư khác có thể chữa bằng phẫu thuật thì với bệnh này, điều đó là không thể bởi tế bào bệnh theo máu đi khắp cơ thể. Nếu không ghép tủy, bệnh nhân chỉ có thể điều trị bằng hóa chất.

"Đây là con dao hai lưỡi mà lưỡi nào cũng sắc" - thạc sĩ Bạch Quốc Khánh nói. Hóa chất liều càng cao càng giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng cũng khiến bệnh nhân mệt mỏi, kiệt quệ, nhiều người thậm chí còn tử vong trong quá trình điều trị.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
SmartPal V đang hút bụi làm sạch sàn nhà

Các kỹ sư Nhật Bản vừa trình làng thêm một loại robot mang tên SmartPal V, để giúp con người làm việc nhà.

Tế bào ung thư vú.

Ngày 7/7, các nhà nghiên cứu người Đức công bố một kỹ thuật sinh sản mới giúp phụ nữ vừa được chẩn đoán ung thư gìn giữ trứng và khả năng sinh sản trước khi bắt đầu giai đoạn hóa trị liệu.

Messenger sẽ bay quanh quỹ đạo sao Thủy vào năm 2011.

Theo các dữ liệu do tàu thăm dò Messenger gửi về vào đầu năm nay cho thấy hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời đang co lại. Các nhà khoa học ước tính đường kính sao Thủy giảm đi 1,5 km. Đường kính sao Thủy khoảng 4.865km.

Từ 30.7 đến 30.8.2008, bộ Khoa học và công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ và một số tỉnh có các cửa khẩu quốc tế đường bộ như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục