Tạo tinh trùng từ tế bào gốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/7/2008 | 12:00:00 AM

Lần đầu tiên ở VN, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM - ĐH Quốc gia TPHCM) đã thành công trong việc tạo ra tinh trùng chuột từ tế bào gốc thu nhận từ tinh hoàn chuột. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu điều trị vô sinh ở những người nam không có khả năng tự sản sinh ra tinh trùng.

Nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM
Nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM

Tỉ lệ thành công cao

Công trình nói trên có tên đầy đủ là “Biệt hóa in vitro các tế bào mầm từ mảnh mô tinh hoàn chuột” do nhóm nghiên cứu Phạm Văn Phúc, Trương Định, Huỳnh Thị Lệ Duyên và Phan Kim Ngọc thuộc phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc – ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã lấy một mảnh mô nhỏ trên tinh hoàn chuột để thu nhận một số tế bào mầm (germ cell - một dạng tế bào gốc – stem cell), đưa vào phòng thí nghiệm. Thực hiện nuôi các tế bào đó và lần lượt sử dụng nhiều tác nhân, hóa chất để thử khả năng biệt hóa của các tế bào này.

Qua nhiều lần thử nghiệm kéo dài trong thời gian hơn 2 năm, các nhà khoa học đã thành công khi tìm được một số hóa chất quan trọng có tác động tích cực đến quá trình biệt hóa của tế bào mầm thành tinh trùng, trong đó có hormone FSH và testosteron. Khi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt trong phòng thí nghiệm với nồng độ FSH là 50 IU/L và testosteron là 1 M/ml thì tỉ lệ thành công đạt cao nhất (46,33% - nghĩa là cứ lấy 100 tế bào mầm cho nuôi cấy và biệt hóa thì sẽ thu được khoảng 46 tế bào tinh trùng). Theo một số chuyên gia, tỉ lệ này là khá cao trong hỗ trợ sinh sản, có thể thụ tinh với trứng để phát triển thành phôi trong ống nghiệm.

Triển vọng điều trị vô sinh ở người

Dự kiến tháng 9 này các nhà khoa học sẽ tiến hành cho các tinh trùng biệt hóa từ tế bào mầm vào thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra chuột con. Khi giai đoạn này thành công tốt đẹp, tạo ra được những con chuột khỏe mạnh sẽ tiến hành thử nghiệm trên người để giúp điều trị vô sinh ở những người đàn ông không có khả năng tạo ra tinh trùng.

Th.S Phan Kim Ngọc cho biết hiện nay phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đang có kế hoạch phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ để tiến hành phác thảo các dự án xin phép tiến hành thí nghiệm nói trên đối với người. Theo Th.S Ngọc, chỉ cần kinh phí khoảng từ 1,5 tỉ – 2 tỉ đồng là có thể tiến hành thí nghiệm với ít nhất 10 trường hợp. Thời gian thử nghiệm sẽ kéo dài khoảng 2-3 năm. Sau khi thử nghiệm thành công, có thể áp dụng điều trị cho các trường hợp hiếm muộn với chi phí rẻ hơn nhiều.

(Theo NLĐ)

Các tin khác

Đồ dùng bằng chất dẻo đem lại nhiều thuận lợi vì nhẹ, ít vỡ và lại rẻ.v.v... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã cảnh báo chúng có thể gây hại cho sức khoẻ con người lẫn súc vật.

Máy bay

Các nhà khoa học ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan) cho biết họ vừa chế tạo thành công máy bay gắn camera nhỏ nhất thế giới có cách bay giống như chuồn chuồn.

Trẻ em Trung Quốc xem nhật thực vào ngày 19/3/2007.

Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có thể sẽ diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam (VN) vào chiều 1/8. Trước đó, tại VN, năm 1995, người dân đã được quan sát hiện tượng này.

Xăng dầu đang tăng giá chóng mặt, vì vậy sở hữu một chiếc xe ít hao tốn nhiên liệu là điều mà ai cũng muốn. Hãng Volkswagen đã đón đầu xu hướng này khi đưa ra nguyên mẫu xe hơi với tên gọi “One Litre” (một lít).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục