Người Việt Nam phát hiện loài thực vật mới cho thế giới

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/10/2008 | 12:00:00 AM

Sau thành công tìm ra loài cây thanh thất cho khoa học thế giới năm 2007, thạc sĩ Hoàng Văn Sâm, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Hà Lan, lại vừa phát hiện thêm 3 loài thực vật mới bổ sung vào danh mục thực vật của Việt Nam.

Ba loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa, gồm Xâm cánh Bến En, Găng Bến En và Sang máu Bến En.

Trước đó, phát hiện của Sâm về loài cây Thanh Thất được giới nghiên cứu thực vật thế giới đánh giá rất cao bởi những công bố mới về loài cây gỗ trên thế giới hiện không nhiều.

Công trình nghiên cứu về cây Thanh Thất của Sâm đã được đưa vào kỷ yếu khoa học của Đại học Tổng hợp Leiden, nơi anh đang theo học và được đăng tải trên tạp chí Blumea, tạp chí hàng đầu thế giới về thực vật. Cùng với sự ghi nhận này, tên của Sâm còn được vinh dự đặt sau tên khoa học của loài thực vật mới này là Ailanthus vietnamensis H.V.Sam &Noot.

Không chỉ say mê nghiên cứu về rừng, Sâm còn tích cực tham gia các hội thảo khoa học quốc tế về hệ thực vật và đa dạng sinh vật tại nhiều nước trên thế giới. Sâm đã có 6 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín về thực vật. Hiện Sâm là thành viên của một số tổ chức quốc tế về thực vật và đa dạng sinh học.

Theo kế hoạch, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Leiden vào tháng 4/2009, Hoàng Văn Sâm sẽ trở về Đại học Lâm nghiệp tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam - nơi được biết đến là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với khoảng 12.000 loài thực vật.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác

Hôm nay (10/10), Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn đã tung ra thị trường thẻ gọi điện thoại quốc tế Alo 1771.

Các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho và thuốc cảm bày bán trên thị trường bởi việc dùng sai liều lượng hoặc để trẻ vô tình nuốt thuốc vào bụng có thể gây nguy hiểm.

Giải Nobel hoá học 2008 đã được chia đều cho ba nhà khoa học Mỹ Osamu Shimomura (1928) (phòng thí nghiệm sinh học hải dương, Woods Hole, bang Massachusette) Martin Chalfie (1947) đại học Columbia tại New York, và Roger Y. Tsien (1952), đại học California, vì đã phát hiện và phát triển protein huỳnh quang xanh lục (GFP).

Công ty CP Điện Quang hợp tác với Tập đoàn Su-kam (Ấn Độ) giới thiệu loại máy phát điện điện tử để thay thế điện lưới khi gặp sự cố mất điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục