Các nhà khoa học nhận giải Nobel 2008
- Cập nhật: Thứ sáu, 12/12/2008 | 12:00:00 AM
Ngày 10.12, lễ trao giải thưởng Nobel 2008 đã diễn ra long trọng tại Thuỵ Điển và Na Uy, với sự hiện diện của hoàng gia hai nước, các giáo sư đại học danh tiếng, chính trị gia và các nhà ngoại giao.
Nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman
|
Giải Nobel, bao gồm ngân phiếu 10 triệu kronor (1,3 triệu USD), một bằng chứng nhận và một mề đay vàng - được trao vào ngày 10.12, đúng ngày mất của nhà bác học Nobel năm 1896. Lễ trao giải Nobel Hoà bình diễn ra tại Oslo, NaUy, trong lúc giải Nobel Y học, Vật lý, Hoá học, Văn học và Kinh tế được trao tại Stockholm, Thuỵ Điển – quê hương của Nobel.
Có 5 người Châu Âu, 4 nhà khoa học Mỹ và 3 từ Nhật Bản được nhận giải Nobel 2008. Giải Nobel Y học thuộc về hai nhà nghiên cứu người Pháp Francoise Barre-Sinoussi và Luc Montagnier vì những phát hiện về virus HIV vào năm 1983, và nhà khoa học người Đức Harald zur Hausen, người tìm ra virus gây ung thư cổ tử cung.
Khoa học gia người Nhật Osamu Shimomura và Martin Chalfie, Roger Tsien (người Mỹ) chung giải Nobel Hoá học vì những phát hiện và nghiên cứu phát triển loại protein huỳnh quang.
Giải Nobel Vật lý thuộc về ba nhà khoa học Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa (người Nhật) và Yoichiro Nambu (người Mỹ gốc Nhật). Bác học Nambu, 87 tuổi, không thể dự lễ trao giải tại Stockholm vì lý do sức khoẻ, sẽ nhận giải trong một buổi lễ khác tại Chicago.
Viện Hàn lâm Thuỵ Điển tiếp tục vinh danh các nhà văn Châu Âu khi trao giải Nobel Văn học 2008 cho nhà văn Pháp Jean-Marie Gustave Le Clezio. Cựu Tổng thống Phần Lan Marrti Ahtisaari nhận giải Nobel Hoà bình nhờ nỗ lực hàng thập kỷ giúp giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới, đặc biệt là có công trong thoả thuận năm 2005 chấm dứt nội chiến giữa Chính phủ Indonesia và phiến quân tại Aceh.
Từ Stockholm, nơi ông sẽ nhận giải Nobel Kinh tế, nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman, dự đoán thế giới sẽ phải đối mặt với thời kỳ giảm phát kéo dài một thập kỷ, tương tự như Nhật Bản hồi thập niên 1990.
(Theo TNO)
Các tin khác
Ngày 11-12, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 15. Tại đây, GS-TSKH Nguyễn Khoa Sơn - Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ vũ trụ (Viện KH-CN Việt Nam) cho biết, dự án phóng vệ tinh VNREDSat-1 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương. Dự án VNREDSat-1 có tổng kinh phí khoảng 70 triệu USD được đầu tư bằng vốn ODA.
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM ngày 30-11 cho biết: sức khỏe của bệnh nhân Võ Thành Trung, 51 tuổi, ngụ ở Sóc Trăng đã ổn định sau khi thay quai động mạch chủ đoạn lên ngực.
Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ và tự chế tạo vệ tinh nhỏ có bộ cản ra đa quan sát trái đất đầu tiên vào năm 2017 dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha, nước có tỉ lệ sử dụng ma túy cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU), sẽ thử nghiệm loại văcxin mà họ hi vọng giúp người nghiện quên đi cảm giác “lên mây”