Vận hành và bảo dưỡng công trình khí sinh học
- Cập nhật: Thứ năm, 22/7/2010 | 2:39:12 PM
Xây dựng công trình khí sinh học (hầm bioga).
|
1- vận hành công trình khí sinh học (KSH)
a) Nạp nguyên liệu:
- Dùng phân của các loại động vật, phân tươi của các con vật khoẻ mạnh. Không dùng phân của những động vật bị ốm, tiêm kháng sinh sẽ làm chết vi sinh vật sinh khí.
+ Pha loãng và trộn nguyên liệu: cho phân vào bể, đổ nước pha loãng theo tỷ lệ 1/2 lít nước sạch cho 1 kg phân rồi khuấy đều.
- Nguyên liệu nạp ban đầu tối thiểu cao hơn miệng dưới ống lối ra 10 cm và không vượt quá mức số không (không tràn lên bể điều áp). Khi nạp phân cần mở hết các van để không khí trong thiết bị thoát ra ngoài, không tạo áp suất làm nứt công trình.
+ Nạp nguyên liệu bổ sung: sau 15 - 20 ngày công trình đã đi vào ổn định cần nạp bổ sung nguyên liệu hàng ngày qua ống lối vào để giữ cho quá trình lên men đạt trạng thái ổn định.
Chú ý: không nên nạp quá nhiều, hoặc quá ít một lần sẽ làm cho thiết bị KSH hoạt động mất ổn định.
b) Các bước vận hành, sử dụng bếp khí sinh học:
Bước 1: châm lửa đặt gần lại mặt đốt.
Bước 2: từ từ mở khoá cho khí sinh học vào bếp.
Bước 3: Điều chỉnh cho ngọn lửa cháy tốt nhất.
c) Các bước vận hành sử dụng đèn khí sinh học:
Bước 1: châm lửa đưa lại gần bóng đèn.
Bước 2: từ từ mở khoá cho khí sinh học vào đèn.
Bước 3: điều chỉnh cho ngọn lửa sáng tốt nhất.
2- Bảo dưỡng công trình khí sinh học:
+ Theo dõi áp suất khí thường xuyên để kịp thời xử lý đảm bảo an toàn công trình.
+ Hàng ngày phải khuấy đảo dịch phân giải và phá váng nhằm tăng sản lượng khí, ngăn chặn sự hình thành váng.
+ Dùng đất sét để miết bịt các chỗ rò rỉ khí ở nắp đậy bể phân giải.
+ Vài ngày phải nâng dốc đường ống dẫn khí một lần cho nước chảy về bể phân giải nhằm tránh đọng nước lâu, nhiều trong đường ống sẽ dẫn tới tắc khí hoặc khí thoát ra có lẫn nước làm lửa cháy không đều, gây ra tiếng nổ lét đét.
+ Bảo dưỡng bếp khí sinh học: thường xuyên lau chùi, giữ cho bếp sạch sẽ, thông các lỗ đốt bị các vết bẩn bịt nhỏ lại làm tắc khí gây nguy hiểm.
- Bảo dưỡng đèn khí sinh học: sau khi xử dụng lần đầu, tránh va chạm vì mạng giòn dễ vỡ. Khi thay mạng mới, cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải bụi của mạng có chất phóng xạ, làm vệ sinh tổ ong, đầu vòi phun, bóng và chao đèn.
+ Lấy váng và bã cạn và sửa chữa công trình cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Mở các van cho khí thoát hết ra ngoài, sau 1 - 3 giờ thì mở nắp bể phân giải. Trước khi xuống bể cần thả trước 1 con gà xuống xem có độc hay không thì mới được xuống. Khi vào sửa chữa, lấy bã cạn phải buộc dây an toàn và có người theo dõi để khi cần có thể xử lý ngay.
Ngô Đăng Sỹ - ( Trung tâm Khuyến nông Yên Bái)
Các tin khác
Các nhà thiên văn quốc tế hôm qua thông báo họ vừa tìm thấy ngôi sao nặng nhất mà con người từng biết nhờ dãy kính viễn vọng lớn ở Chile.
Chưa bao giờ kể từ năm 1880 Trái Đất lại có nền nhiệt độ trung bình trong một ngày đêm đạt tới mức tối đa như năm nay.
Ngày 20/7, tập đoàn điện tử Sharp (Nhật Bản) thông báo, trong thời gian tới, họ sẽ gia nhập thị trường thiết bị đọc sách điện tử với hy vọng sẽ giành được thị phần từ thị trường mà Apple và Amazon.com đang thống trị.
Hôm 20/7, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức công bố hoàn thành 100% Chương trình kết nối mạng Internet cho toàn ngành giáo dục Việt Nam, sớm hơn gần 6 tháng so với kế hoạch đề ra vào hết năm 2010.