Bộ trưởng Đinh La Thăng: Áp dụng an ninh hàng không cấp độ 1
- Cập nhật: Chủ nhật, 16/3/2014 | 8:34:48 PM
Trong vài tuần trở lại đây, những thông tin đau lòng về tai nạn giao thông cả trong và ngoài nước như: vụ sập cầu ở Lai Châu hay vụ mất tích máy bay Malaysia Airlines liên tục được phản ánh. Trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này, những thắc mắc của người dân xung quanh các vấn đề "nóng" về giao thông được chuyển đến Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
|
Tăng cường kiểm tra, giám sát an ninh hàng không, Bộ chỉ đạo các cơ quan của Bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại Giao, để kịp thời có những thông tin về các nhóm khủng bố, thông tin về các thủ đoạn, phương thức hoạt động khủng bố cũng như việc sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để đi máy bay.
Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trước mắt sớm trình dự thảo luật sửa đổi một số điều của luật hàng không dân dụng Việt Nam, và các văn bản có liên quan để trình Quốc hội sớm ban hành để tăng cường mục tiêu đảm bảo an ninh an toàn hàng không. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chỉ đạo các đơn vị, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp… cho những người làm công tác đảm bảo an toàn hàng không.
Chúng tôi xác định, đảm bảo an ninh an toàn hàng không là ưu tiên số 1 cho các hoạt động của hàng không dân dụng. Với việc áp dụng an ninh cấp độ 1 thì chắc chắn nó cũng sẽ ảnh hưởng, sẽ gây phiền hà cho người dân, cho nên chúng tôi cũng mong người dân có sự chia sẻ. Vì trước hết những biện pháp đảm bảo này là đảm bảo an toàn cho chính người dân, chính nước này, hành khách tham gia vào hoạt động của hàng không.
Trước hết phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc tuyên truyền vận động, tổ chức công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho người dân đến nơi ở mới ít nhất bằng nơi ở cũ và phải tốt hơn, cho người dân thông cảm và chia sẻ. Thứ ba, Bộ Giao thông Vận tải sẽ siết chặt quản lý, các ban quản lý dự án đảm bảo và quy định một số điều các ban quản lý dự án là không được làm. Nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.
Đối với nhà thầu thi công thì chúng tôi có tổ chức phân loại, loại nào thì được thi công các công trình trọng điểm, loại nào thì được thi công tỉnh lộ, loại nào thi công quốc lộ,… Để từ đó tăng cường kiểm tra giám sát, tổ chức việc triển khai công khai minh bạch, cũng như là lo giải ngân kịp thời, lo đầy đủ tài chính cho các dự án,nhất là tăng cường kiểm tra giám sát của các đồng chí lãnh đạo Bộ, từ Bộ trưởng đến Thứ trưởng trực tiếp xuống kiểm tra tại hiện trường, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho Ban quản lý, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, có thể nói, các dự án trọng điểm đã khắc phục được tình trạng chậm tiến độ trước đây. Ví dụ như Nội Bài – Lào Cai hiện nay cũng đã khắc phục được tiến độ chậm trước đây. Và năm nay, chúng tôi sẽ đảm bảo giao thông toàn tuyến từ Hà Nội lên đến Lào Cai, tất cả các dự án trọng điểm, các dự án giao thông hiện nay đã và đang đi vào quy độ, tức là chỉ có đảm bảo đúng tiến độ, vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng chứ không còn tình trạng thi công chậm tiến độ, kém chất lượng như trước đây.
PV: Thưa Bộ trưởng, vụ sập cầu treo Chu Va 6 tại Lai Châu khiến dư luận xót xa về cái chết oan uổng của 8 người dân vô tội. Một cán bộ hưu trí đã hoan nghênh những chỉ đạo kịp thời tại hiện trường của Bộ trưởng và đặc biệt là phát biểu: “Chúng ta còn nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi”. Xin Bộ trưởng cho biết dựa trên cơ sở nào để Bộ Giao thông Vận tải đưa ra kiến nghị khởi tố vụ án truy cứu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan?
Thứ hai, đơn vị thi công không đảm bảo theo đúng thiết kế, không đảm bảo đúng tiết diện chịu lực. Đối với chủ đầu tư là Ban quản lý dự án ở đây thì UBND huyện Tam Đường và Ban quản lý dự án đã không quản lý chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án. Và khi triển khai thi công không đúng thiết kế, không đúng theo quy chuẩn nhưng vẫn tổ chức nghiệm thu, thanh toán.
Với kết luận như vậy, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh Lai Châu sớm khởi tố vụ án để xác định rõ trách nhiệm đơn vị, cá nhân có liên quan và chúng tôi nghĩ rằng đây cũng là lời xin lỗi thiết thực nhất để gửi tới những người đang bị thương, gia đình những người bị nạn. Cây cầu này giá trị thì không lớn nhưng mức độ sai phạm và thiệt hại là cực kỳ nghiêm trọng, để lại hậu quả rất xấu, đặc biệt là giảm đi lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hiện trường vụ sập cầu treo ở Lai Châu (Ảnh: Thanh Thủy) |
Khó khăn không chỉ của Vinashin, không chỉ của Vinaline, doanh nghiệp nào cũng khó khăn, mỗi doanh nghiệp đều có khó khăn riêng, nhưng vấn đề quan trọng là phải xác định được đây là nhiệm vụ chính trị thì phải thực hiện, phải quyết tâm làm bằng được. Mà muốn làm bằng được thì phải xác định trách nhiệm người đứng đầu.
Bây giờ cổ phần hóa thì trước hết phải là trách nhiệm của Chủ tịch, Tổng giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, và bên trên đó tất nhiên là Bộ trưởng, Thứ trưởng. Cho nên phải xác định rõ trách nhiệm như vậy thì sẽ đôn đốc triển khai thực hiện. Mà mấu chốt hiện nay là đúng là có tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước "lừng khừng" trong việc triển khai thực hiện cổ phần hóa. Họ sợ cổ phần hóa xong thì không biết mình có được làm Chủ tịch, Tổng giám đốc nữa không vì lúc đó là do Hội đồng cổ đông bầu.
Khi thực hiện cổ phần hóa thì có rất nhiều thủ tục. Trong thị trường ảm đạm của bối cảnh kinh tế hiện nay thì liệu có bán được không? Rất nhiều những lý do để người ta có thể trì hoãn hoạt động cổ phần hóa.Tuy nhiên, như chúng tôi đã xác định, tập thể đã ra nghị quyết là khó đến mấy cũng phải thực hiện và xác định trách nhiệm Chủ tịch, Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính trong việc không thực hiện cổ phần hóa. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa thì chúng tôi sẽ điều chuyển người khác có quyết tâm hơn để thay thế./.
(Theo VOV)
Các tin khác
Vào 6h sáng nay (16/3), trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã xảy ra một vụ va chạm giữa hai xe ô tô tải. Vụ tai nạn khiến cao tốc bị ùn tắc nghiêm trọng. Ước tính đoạn đường bị ùn tắc kéo dài khoảng 10km.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, trong tuần qua (từ ngày 6/3 đến ngày 12/3) cả nước xảy ra 251 vụ tai nạn giao thông, làm 134 người chết, 141 người bị thương.
Trong khi nhóm công nhân đang vận chuyển tôm lên xe đông lạnh, một người đàn ông trèo lên xe mở máy (do tài xế quên rút chìa khóa) làm xe lùi, cán hai công nhân chết tại chỗ.
Tại văn bản 319/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không kéo dài thời gian hỗ trợ việc thay thế các phương tiện thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông theo Quyết định số 1491/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 và Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.